Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ tư,
29.03.2023 12:17 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 1
Số truy cập: 1669177
Tin tức > Nghiên cứu-Phê bình-Chân dung

1. Là một người vô cùng yêu mến và kính trọng nhà thơ Phùng Quán, nên tôi rất xúc động khi nhận được cuốn sách Trăng Hoàng cung - tiểu thuyết tình 13 chương & Phùng Quán viết “Trăng Hoàng cung” - Hồi ức của nhà văn Hà Khánh Linh”, do anh Nguyễn Đức Bình, giám đốc Nhà xuất bản Văn nghệ từ Sài Gòn gửi tặng. Anh Quán ơi, ở nơi chín suối, chắc anh đăng vuốt râu nâng chén mỉm cười mãn nguyện khi nhìn thấy cuốn sách của mình được in ấn đàng hoàng sang trọng ở trong nước, lại thêm những trang hồi ức thật thà của Nàng Thơ mà một thời anh yêu cuồng nộ với những bài thơ tài hoa tuôn chảy ào ạt như suối nguồn. Cuốn sách hấp dẫn đặc biệt bởi hai lẽ: Là cuốn tiểu thuyết tình bằng thơ thăm thẳm - Và điều lý thú là câu chuyện lãng mạn kể “thơ ấy” đã được sinh ra như thể nào !

Đọc tiếp...
Nhà văn Nguyễn Đình Chính
Nguyễn Đình Chính tuổi Bính Tuất (1946). Bính biến vi tù, có lẽ ứng vào việc Chính bị giam trong cái bóng của người cha tài hoa nổi tiếng là nhà văn Nguyễn Đình Thi.
Mặc dù Chính đã cho ra đời nhiều cuốn sách hay như Đá xanh ở thung lũng cháy, Con phù du cánh mỏng, Sương mù ký ức với lối văn suy tưởng nhẹ nhàng đẹp như văn Saint Exupéry, Chính từng là tác giả kịch bản của những bộ phim truyện khá hay như Rừng lạnh, Hồi chuông màu da cam, Bãi biển đời người... nhưng tên tuổi Chính vẫn bị chìm đi dưới cái tên của bố.
Đọc tiếp...
(Chân dung văn học)

Châu Hồng Thủy

Đọc tiếp...
“Nhà văn Việt Nam hiện đại” là tập sách được ban Chấp hành khóa VII Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức biên soạn và xuất bản trong dịp kỷ niệm Hội tròn 50 tuổi. Tập sách, là sự tập hợp, điểm danh đội ngũ nhà văn Việt Nam theo cách mạng nửa thế kỷ qua.


Đọc tiếp...
Nhà thơ Phạm Tiến Duật
Phạm Tiến Duật

Tôi chưa hài lòng vì tôi không cảm thấy vinh dự lắm khi đứng trong tuyển tập "100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX" của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân. Tôi từng được tuyển chọn vào những tuyển tập danh giá...
Đọc tiếp...
Nhà văn Nguyễn Thành Long

CHÂU HỒNG THỦY


Thường, người cầm bút mới vào nghề hay muốn gần gũi các nhà văn tên tuổi để học hỏi, để được lăng-xê trên báo chí. Không hiểu sao, trong tôi không có sự thôi thúc ấy. Có lẽ vì thời trẻ, tôi chưa có ý định làm nhà văn. Vả lại, trong tôi còn ám ảnh quan niệm mà người ta vẫn thường nói: "Với các nhà văn, chỉ nên kính nhi viễn chi!". Run rẩy theo họ trong từng câu thơ, say mê hồi hộp với từng trang văn của họ, nhưng khi gặp con người thực ở đời thường, họ dễ làm ta thất vọng. Quả thực, tôi đã từng thất vọng với nhiều vị đàn anh mà tôi đã một thời ngưỡng mộ.
Đọc tiếp...
Nguyễn Huy Thiệp (Ký hoạ của Nguyễn Hồng Hưng)
Châu Hồng Thủy

(Chân dung văn học)

Trong truyện ngắn "Giọt máu", một nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp bảo: "Danh hiệu nhà thơ là danh hiệu lỡm người bạc phúc". Lại thêm ông Đồ Ngoạn rùng mình: "Bác ơi, chữ nghĩa nó ghê gớm lắm. Yếu bóng vía là nó ám mình, nó làm cho mình thê thảm, đau đớn mới thôi".
Quả thực, nhiều người theo đuổi nghề cầm bút, cứ ngỡ mình là nhà văn, nhà thơ, cuối đời nhìn lại, thấy hàng chục tập thơ, truyện ngắn của mình là đồ rởm. Trước mặt họ, đích còn mông lung, mờ mịt lắm. Té ra họ mới chỉ mon men đến ngưỡng cửa văn chương. Thế là tàn một đời người.

Nguyễn Huy Thiệp rất hiểu điều đó. Lần đầu gặp tôi, anh bảo: "Tôi đã nghiên cứu tiểu sử và tác phẩm của hơn bốn trăm nhà văn để tìm ra cho mình một đường đi". Anh bước vào nghề, tự tin vì đã chuẩn bị kĩ càng. Vừa xuất hiện, anh đã trở thành một hiện tượng văn học hiếm có, khuấy đảo không khí văn học nước nhà.

Đọc tiếp...
Ngày Hội thơ lần thứ 5
An Nam và nhóm PV

Vào thời buổi mà bất cứ ai cũng có thể in một tập thơ, thì thơ ca đã không còn vị trí quan trọng như trước nữa. Mảnh đất cho thi ca đã không còn màu mỡ trên các trang báo...
Các trang web thơ ca luôn hiu hắt trước sức mạnh màu sắc của các trang web lá cải và những trang thông tin. Ngay cả các cô gái, đã không còn thấy nhà thơ là một thứ vị cao vời như quan niệm xưa nay. Thơ ca, nói cho cùng, đã đến hồi xuống giá.

Đọc tiếp...
G.S.T.S N.Nhikulin
Châu Hồng Thuỷ
.

Đầu những năm 70 của thế kỷ trước, học ở Khoa Văn Trường ĐHSP Hà Nội, tôi bắt đầu biết đến tên tuổi của N.Nhikulin, nhưng gần 20 năm sau, tại Matxcơva, tôi mới được gặp trực tiếp tác giả của những công trình nghiên cứu về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương..., mà trong các bài tập nghiên cứu, cánh sinh viên chúng tôi thường hay trích dẫn.
Đọc tiếp...
Phần thứ Nhất

Họ và tên đầy đủ của ông là Marian Nhikolaevich Tkachov. Bà Inna vợ ông và các nhà văn Việt Nam Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Phạm Vĩnh Cư … thường chỉ gọi ông bằng cái tên ngắn gọn và thân mật là Marik.
Cuối năm 1990, tại ngôi nhà số 52 phố Povarnaia, Trụ sở của Hội Nhà văn Liên Xô, lần đầu tiên tôi được gặp ông cùng khoảng trên ba mươi nhà văn Liên Xô khác. Đây là cuộc gặp gỡ vui vẻ, do sáng kiến của các bạn Trần Đăng Khoa, Nguyễn Đình Chiến, Từ Thị Loan… đang là học viên chính thức của Trường viết văn Gorki, cùng với hai nhà văn Marian Tkachev và Nikolai Nikulin đứng ra tổ chức. Đọc tiếp...
Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3 ... , 134, 135, 136  [sau]
 
 
 
Thư viện hình