 |
Kho bài viết |
 |
|
Tháng Hai 2023 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
|
|
|
|
|
≤ < ≡ > ≥ |
|
|
|
|
 |
Nhận thư điện tử |
 |
|
|
 |
Thành viên online |
 |
|
Thành viên: 0 Khách: 3
Số truy cập: 1644363 |
|
|
|
|
 |
 |
|
 |
Dự trại sáng tác của Hội Nhà văn Hà Nội tại Nhà sáng tác Đại Lải cuối tháng 3 năm 2007, vào một buổi chiều sau khi viết mệt, hai nhà văn Hoàng Quốc Hải và Hoàng Công Khanh rủ nhau vừa đi dạo ven hồ vừa đàm đạo văn chương.
 |
|
|
Ônôrê Đơ Ban-dăc rất thích bói chữ. Ông vẫn tự cho mình có tài về khoản này.
 |
|
|
Ca khúc “Hôm qua em đi Chùa Hương” của nghệ sĩ Trung Đức, phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp là tác phẩm nổi tiếng và đã được phổ biến rộng rãi. Bài hát đã khắc sâu vào tâm thức người nghe những nét nhạc trẻ trung, trữ tình, lãng mạn nhưng cũng rất ngọt ngào làm rung động lòng người. Nhưng cuộc đời thi sĩ và xuất xứ bài thơ Chùa Hương thì không phải ai cũng biết.
 |
|
|
Hà Nội xưa của những năm giữa thập kỷ 30 thế kỷ trước, người ta thường hay nhắc đến “tứ mỹ Hà thành”, gồm có cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Bốn người con gái Hà Nội ấy, bây giờ đều đã thành người thiên cổ. Những câu chuyện về họ, thoảng như một cơn gió trời chợt về trong những lúc oi nồng... Nhưng rồi, hậu thế cũng còn may mắn chán, bởi chẳng phải cứ cuộc sống dư thừa, đầy đủ, cái đẹp mới được trân trọng… Cái bản tính “háo sắc” như một thiên căn, các cụ chúng ta ngày ấy cũng nồng nàn chẳng kém tuổi trẻ thời nay. Để rồi, chúng ta được “cảm” thế giới ngày xưa cũng nhờ cái lòng yêu ấy. Người đẹp mà bài viết nhắc đến, chính là một trong “tứ mỹ Hà thành” cùng với mối tình câm của chàng thi sĩ Thơ mới tài hoa, bạc mệnh mang tên Nguyễn Nhược Pháp thuở nào…
 |
|
|
Ba mươi tết đầu năm Nhân Thân (1992). Trời rét như cắt, gia đình tôi đón tết sơ sài - một vài bánh chưng xanh, mấy câu đối đỏ chữ Hán treo trên tường.
 |
|
|
Trong đời sống văn chương, báo chí hiện thời, ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp người viết quá dễ dãi với tác phẩm của mình: Bài viết vừa ráo mực, họ đã đem "chào hàng" tại các tòa báo mà không cần đọc lại bản thảo lấy một lần. Và khi in ra, họ cũng không cần biết nó đã bị (hoặc được) cắt xén, sửa chữa ra sao.
 |
|
|
Chuyện thứ nhất: Một nhân vật của nhà văn Nguyễn Khải
Bà Bơ là chị họ của nhà văn Nguyễn Khải. Bà sống trong nhà người em giàu có với tư cách vừa là bà con vừa là người làm. Bà sống đức độ và tốt bụng như một Phật tử.
Khi gia đình người em giàu có đi định cư ở nước ngoài, bà Bơ ở lại, cô đơn, lặng lẽ. Thế rồi ngoài bảy mươi tuổi, bà bỗng gặp lại người tình cũ thời con gái. Một bên không còn vợ còn một bên chưa chồng, hai ông bà tóc bạc trắng ấy dắt nhau ra Ủy ban phường làm đăng kí kết hôn, gây biết bao ngạc nhiên và sửng sốt cho nhiều người. Những tưởng bà là “típ” người cũ cam chịu, không ngờ bà lại rất mới trong quan niệm.
 |
|
|
VŨ VĂN SỸ
(Ghi theo lời kể của nhà thơ Quang Dũng)
Đối với tôi, những ngày Tây Tiến không hẳn là những ngày in kỷ niện sâu sắc hơn cả. nhưng có lẽ nhiều người hay hỏi về bài thơ Tây Tiến của tôi viết ở giai đoạn này.
 |
|
|
Hoàng Cầm
Tôi thực sự cũng không hiểu vì sao mà tôi sớm bước vào cửa của tình yêu. Sớm quá! Có lẻ chỉ thua Môza một tí thôi! Từ 8 tuổi đầu, tôi đã say mê như người mười tám, đôi mươi say mê nhau. Lúc đó, tôi vẫn đi trọ học ở tỉnh. Vì nhớ mẹ cho nên cứ chiều thứ 4, thứ 7 hoặc những ngày lễ, tôi nghỉ học, đáp tàu từ ga Phủ Lạng Thương để 15 phút sau đã có mặt ở nhà, thường là buổi chiều, đã nắng xiên khoai rồi. Một buổi chiều như thế, tôi thấy một người con gái như đang mua cái gì đó của mẹ tôi, hình như một chút phẩm xanh xanh đỏ đỏ thì phải. Khi nhìn thấy cô ấy, tôi bị…sét đánh, ngất xỉu. Trước mắt tôi đúng là một thiên thần. chị đó tên là Vinh, mới đến phố tôi mấy hôm. Bố chị Vinh là nhà nho, mất sớm, nhà chị chỉ còn mẹ, một đứa em lên bốn lên năm gì đó…và chị Vinh. Nhà chị ở xế nhà tôi, bên kia đường số 1 khoảng 20 mét, chung một dãy phố nghèo lác đác những quán hàng bánh đa bánh đúc, kẹo bánh, nước chè tươi và mấy hàng thợ may, hàng thuốc bắc, bễ lò rèn nho nhỏ…
 |
|
|
Những ai có dịp tiếp xúc nhiều với nhà thơ Chế Lan Viên đều thừa nhận ông là người rất sắc sảo, thông minh nhưng tính khí cũng hơi…thất thường, thậm chí có phần nóng nảy. Và một điều thật lạ, sự nóng nảy ấy ông thường chỉ bộc lộ qua những cuộc cãi vã, tranh luận văn chương. Nó làm cho cuộc sống của nhà thơ vốn dĩ trăm bề khó khăn lại càng thêm… căng thẳng. Nói Chế Lan Viên khổ vì hay… tranh luận cũng không phải không có cơ sở.
 |
|
|
|
|
 |
|