 |
Kho bài viết |
 |
|
Tháng Ba 2023 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
|
|
≤ < ≡ > ≥ |
|
|
|
|
 |
Nhận thư điện tử |
 |
|
|
 |
Thành viên online |
 |
|
Thành viên: 0 Khách: 1
Số truy cập: 1669180 |
|
|
|
|
 |
 |
 |
Tin tức > Trang Văn người Việt ở các nước khác
|
|
 |
Những ngày cuối năm, hàng chục ngàn Việt kiều đã có dịp về tận hưởng cái tết trên quê nhà. Nhưng ở đâu đó nơi xa vẫn còn nhiều người con, vì nhiều lý do, phải chia sẻ nỗi nhớ nhà qua những cánh thư. Những lá thư phương xa gửi về như mong một sự sẻ chia, như để người ở nhà thấy rằng "chúng tôi đang làm điều gì đó để tết về với đầy đủ hương sắc của nó”.
Xuân về. Trong nắng, trong gió, trong sắc hoa. Xuân về có khi chỉ bằng những nỗi nhớ với một số người. Bởi lẽ họ ở những nơi khó có thể đón xuân trong cái không khí có "mùi tết".
 |
|
|
Võ Thị Diệu Hằng
(Paris, Pháp)
Ngân ơi, nhớ mua bánh chưng về cúng tết. Năm nay qua nhà mới, mình phải ra mắt ông bà.
Con gái tôi dạy khôn:
- Từ từ mẹ à, hôm nay mới ngày 10 tháng 2, đợi mấy ngày chót hãy mua. Vừa tươi vừa rẻ. Mua bây giờ để lâu sẽ hư.
 |
|
|
Kiệt Tấn
(Từ Pari)
Rồi người đàn bà bỗng dưng bỏ bến sống đi biệt, không còn bao giờ trở lại bến xưa cắm sào mong ngóng nữa. Và cuối cùng người đàn ông chết trong mong đợi, thi thể vùi chôn ở vườn nhà. Người vợ cho dù có hờn ghen hừng hực cũng thấu hiểu được tấm tình khắng khít giữa ông chồng bền lòng và tình địch bền dạ của mình. “Má tôi vẫn không ngừng tìm dì, hỏi để làm gì, má tôi nói để cho dì hay và nói với dì, nếu sống mà không gần được, chừng nào chết, mời dì lên nằm trên đất vườn tôi” (tr. 57). Người đàn bà muốn giúp cho chồng mình chấm dứt dòng nhớ. Nhưng liệu được chăng khi dòng sông vẫn còn đó, con nước vẫn trôi hoài, vẫn trôi xa tắp về miền bất tận. “Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về những dòng sông miên man chảy”
 |
|
|
Cha tôi tập Yoga vào mỗi sớm, để tự cân bằng từ ngày mẹ tôi mất. Ngày nào ông cũng thiền, mỗi khi thức dậy và tự xoa bóp trước khi đi nằm.
Buổi ấy, ông Ngôn cứ ngả nghiêng bên cha tôi tủm tỉm. Khách về, tôi ngồi nán lại trên căn gác nhỏ, quanh những chiếc đàn. Tôi đánh bạo hỏi: “Bác Ngôn hay thật! Cậu xưa yêu thế nào? Cậu lấy mợ là do ông tìm cho. Nhưng thời học trên Hà Nội, cậu không yêu ai à?”.
 |
|
|
Thứ bẩy. Không gian như chậu nước gạo đục. Tôi lội bì bõm. Màu trắng đục không làm tôi nhìn thấy được xa, giơ bàn tay lên trước mặt chỉ thấy một vật thể nhồi bông.
Bảng hiệu màu tím nhà hàng Thái “Hoa Sen”, bông hoa vẽ đang rụng xuống cánh thứ nhất trên nền đường màu kim loại. Đây là đoạn phố tôi yêu thích. Một dẫy nhà hàng tiệm ăn nằm san sát.
Tôi lôi ra từ tiệm Peet’s Coffee cốc Capuccino. Như thường lệ lại ngồi trên băng ghế gỗ bên vỉa hè. Nhiều người làm như thế vào buổi sáng mùa hè có nắng. Tôi uống lớp bọt trên miệng cốc, tiếp tục nhìn thế giới nhồi bông, cả con đường trông như sắp nhũn ra.
 |
|
|
Nguyễn Nguyên Phước
“Cho một cốc nữa đi!” – ông già ngồi trong góc nói giọng lè nhè. Quán rất hẹp, chỉ có đủ chỗ cho sáu người ngồi trên một hàng dài những chiếc ghế cao vẫn thường thấy trong quán bar. Lâm ngồi vào chiếc ghế thứ ba tính từ ngoài vào, nó là cái duy nhất còn trống. Trước mặt anh là một bình rượu thuốc, ngâm đủ các loại củ. Lâm đưa mắt nhìn xung quanh tường, trên đó dán rất nhiều tên món ăn. Tấm rèm vải màu đen che một phần phía trên cửa chính tạo cho anh cái cảm giác dễ chịu như thể vừa bước vào một tửu quán kiểu Trung Hoa đích thực.
 |
|
|
Nguyễn Văn Thọ
Những năm chiến tranh, nhằm cắt đứt sự tiếp viện cho chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng đánh phá đường mòn Hồ Chí Minh. Hàng vạn tấn bom, mìn, Na - Pan và chất độc phát quang đã đổ xuống nơi này. Máy bay trinh sát Utiti, Ov.10, L.19 thường trực trên trời, quần đảo suốt ngày, theo dõi, chỉ điểm, bắn đạn khói. Pháo đài bay B52, từng tốp ba chiếc, vạch những dải khói trắng chằng chéo ngang trời, làm mưa bom tàn phá mọi sinh vật, phát quang những cánh rừng đại ngàn. Và, suốt đêm, C.130 quần thảo dai dẳng trên đầu, thả pháo dù, xăm đạn cối, đuổi theo bất cứ vật nào chuyển động trên mặt đất, phát ra hồng ngoại tuyến.
 |
|
|
Truyện ngắn của MIÊNG
(Việt kiều ở Pháp)
Chị Thảo chà xát phiến đá trên mộ mẹ với tất cả sức lực, khẩn trương, miệng lẩm bẩm người ta bảo chà khô mới bóng, người ta bảo chà khô mới bóng. Chị có hình ảnh của người lên đồng, mặt võ vàng buồn rười rượi, mắt ráo hoảnh khô cứng trước cái nhìn ngơ ngác vô định, nhưng miệng thì luôn luôn mấp máy nói chuyện với ai. Trông chẳng khác miếng giẻ khô nhúng nước. Anh muốn đến ôm vai chị, làm cử chỉ gì đó, nói câu vỗ về an ủi, nhưng từ hôm mẹ mất đến giờ chị có cái gì hờn trách anh mà không nói ra. Hay chỉ là mặc cảm?  |
|
|
Ngày xuân con én đưa thoi...
NGUYỄN VĂN THỌ
Có thể nói, giữa thơ và văn, tôi thành công hơn ở văn xuôi, nên không phải là thi sĩ. Khi ra tập thơ thứ nhất, ở cuối tập, tôi viết:
...Thi sĩ gì đâu,
Nỗi buồn già làm mưa ngâu tháng Ba..
.
Tựa vào bài thơ ấy, tôi quan niệm, người viết thơ hay văn đều phải: lắng nghe tất cả, từ cả những mạch chảy ngầm trong lòng đất cả những thanh âm trên cao...
 |
|
|
LTS: Là nhà khoa học (Vật lý), Mai Ninh còn viết văn, làm thơ, dịch thuật văn học. Hiện nay chị đang sống tại Pháp. Các tác phẩm chính: Cá voi trầm sát, Hợp âm trong vùng sân khuất, Ảo đăng...
Mỗi lần vào nghĩa trang, tôi sờ tay lên phiến huyền thạch mát lạnh, rồi ngó bâng quơ cây thập tự bằng đồng đỏ ối vươn cao. Chín ngày sau đám tang, phần mộ xây xong, tôi trở vào đó nhìn chăm bẳm tấm bia. Chỉ là cái tên sao đủ cho tôi khép chặt mắt lại mà vẫn thấy khuôn mặt mình rõ ràng là bản sao trung thực của người mang nó.  |
|
|
|
|
 |
|