Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 14:47 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 3
Số truy cập: 1697231
Tin tức > Tin tức > Xem nội dung bản tin
Khai giảng Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du
[04.06.2007 02:34]
Tiến sĩ  Phan Hồng Giang
Tiến sĩ Phan Hồng Giang
Sau hơn hai năm đứt đoạn trước sự giải tán của Trường viết văn Nguyễn Du, mô hình đào tạo nhà văn tại VN đã tái sinh dưới hình thức mới: Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du. Lễ khai giảng khóa I vừa diễn ra hôm qua. VnExpress trò chuyện với ông hiệu trưởng, tiến sĩ Phan Hồng Giang.
Ý kiến của các nhà văn
- Nhà thơ Phạm Vân Anh: - một trong hai học viên trẻ nhất của khoá I: Trước khi vào học ở đây, tôi đã sáng tác, đã có tác phẩm được công bố. Đó cũng là một trong những điều kiện cần có để đáp ứng tiêu chí tuyển chọn khá khắt khe của Trung tâm. Tôi viết văn theo sở thích và quyết định đến đây học vì thấy mình còn nhiều lỗ hổng về mặt kiến thức cần được trang bị thêm.
- Nhà văn Đỗ Thị Thu Hiên: Tôi nghĩ đây là một môi trường tốt, tạo điều kiện cho những người cầm bút chuyên và không chuyên được chia sẻ quan niệm, sáng tác và niềm say mê với văn học. Từ đó, họ có thể tự ý thức về tính chuyên nghiệp trong công việc cầm bút của mình.
- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi thấy những mô hình này rất phổ biến ở Mỹ. Hầu hết các trường đại học đều có khoa viết văn với các khoá học ngắn hạn. Họ không có giáo trình cụ thể mà thường xuyên mời các chuyên gia đầu ngành và các nhà văn lớn đến trao đổi và nói chuyện. Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng cách làm này. Nhưng chuyện nó có tồn tại được lâu dài hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tuyển chọn học viên, hình thức tổ chức, chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, cũng đừng hy vọng những trung tâm như thế sẽ đào tạo được các tên tuổi lớn hoặc cứ vào đây học là sẽ trở thành nhà văn.

- Khoa sáng tác và lý luận phê bình văn học (tiền thân là Trường viết văn Nguyễn Du) của Đại học Văn hoá hiện vẫn hoạt động. Vậy tại sao lại phải “mọc” thêm một Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du?
- Trường Viết văn Nguyễn Du (giải tán năm 2004) trước đây thuộc Bộ Văn hoá, là hình thức đào tạo đại học. Sinh viên tốt nghiệp sau 4 năm được cấp bằng chính quy nhưng ra trường chủ yếu… đi làm báo. Đến nay, Khoa sáng tác của Đại học Văn hoá vẫn tuyển sinh hàng năm, đối tượng chủ yếu là học sinh đã tốt nghiệp phổ thông. Nhưng Hội nhà văn nhận thấy, mô hình đào tạo với chương trình học chính quy và những kỳ thi nghiêm ngặt như thế sẽ ảnh hưởng đến thời gian sáng tác và không thích hợp với bản chất “tài tử” của các nhà văn. Vì thế, Trung tâm được thành lập với mục đích bồi dưỡng cho những người đã viết, đã có tác phẩm công bố nhưng vẫn thấy thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cầm bút. Trong số 70 học viên đăng ký khoá đầu tiên, có đến 7 người đã là hội viên Hội nhà văn như Vũ Xuân Tửu (từng đoạt giải thưởng của Văn nghệ Quân đội), Tạ Văn Sỹ (hiện làm nghề xe ôm nhưng sáng tác thơ rất hay), Nguyễn Thị Ngọc Hà…
- Tuổi trung bình của các học viên khoá I khá cao. Theo ông, tại sao Trung tâm chưa hấp dẫn được các nhà văn trẻ?
- Đúng là chỉ có một phần năm học viên dưới 35 tuổi. Trong đó, tác giả trẻ nhất sinh năm 1980, còn lại chủ yếu là các nhà văn trung niên. Sau một thời gian sáng tác, các nhà văn đứng tuổi đã nhận thấy những lỗ hổng nhất định trong nhận thức, kinh nghiệm của mình và có nhu cầu bổ sung, bồi đắp kiến thức nhằm tránh bế tắc trong quá trình cầm bút. Còn các nhà văn trẻ ngày nay, họ năng động, xông xáo và biết cách tự trang bị cho mình bằng nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nhưng cũng có thể, họ đang quá bận bịu với công việc, với mục đích tạo lập danh tiếng chăng nên chưa có thời gian nhận ra những thiếu thốn của chính mình như các tác giả đã có tuổi.
- Với chủ trương: “tự quản, tự trang trải, không vụ lợi”, trung tâm sẽ gặp phải những khó khăn gì trong quá trình hoạt động?
- Thực ra, đó chỉ là một cách nói nhấn mạnh đến nguyên tắc hoạt động của trung tâm. Trên thực tế, về mặt tài chính, trước mắt, Hội Nhà văn vẫn có sự giúp đỡ nhất định từ nguồn ngân sách, vì chúng tôi chưa thu được nhiều học phí và chưa kêu gọi được tài trợ. Còn yếu tố “không vụ lợi” có thể hình dung một cách vui vui như sau: Nếu như, nhu cầu được nổi tiếng bằng nghề ca hát đã làm nảy sinh các trung tâm đào tạo ca sĩ thì cũng có một bộ phận công chúng muốn được lập thân, lập danh bằng nghề cầm bút… Nhưng điều khác nhau là ở chỗ, các trung tâm đào tạo ca sĩ hoạt động vì lợi nhuận, kinh doanh bằng chính nhân lực mà họ đào tạo; còn Hội Nhà văn không có chủ trương đó. Trung tâm bồi dưỡng viết văn chỉ thu để bù chi, tạo ra một môi trường văn chương để các tác giả trao đổi nghiệp vụ của mình, chứ không mang tính vụ lợi.
- Với những khoá học chỉ kéo dài từ 3 đến 6 tháng, trung tâm sẽ xây dựng giáo trình như thế nào?
- Chương trình giảng dạy của chúng tôi tập trung vào 5 mảng. Chính trị - thời sự cung cấp cho học viên những thông tin cơ bản về các vấn đề quan trọng đang diễn ra trong nước và trên thế giới. Mảng Văn hoá - triết học sẽ có tác dụng gợi mở, giúp tác giả tìm hiểu sâu về các nền văn hóa, các hệ tư tưởng, trường phái triết học xưa nay. Tiếp đó là những kiến thức về Lý luận, lịch sử văn học giúp nhà văn có cái nhìn khái quát về đời sống văn học. Mảng thứ tư được xác định có vai trò rất quan trọng là Kinh nghiệm sáng tác. Dù kinh nghiệm của mỗi nhà văn thường chỉ đủ dùng cho bản thân họ, nhưng những cuộc trao đổi, chia sẽ giữa các thế hệ cầm bút sẽ giúp học viên vỡ ra nhiều điều. Cuối cùng là các cuộc nói chuyện với những nhân vật hàng đầu trong nhiều lĩnh vực nhằm cung cấp cho người học sự hiểu biết nhất định về đời sống thực tế.
- Một trong những điểm yếu của các nhà văn Việt Nam là thiếu phông văn hoá sâu rộng và nền tảng triết học dày dặn. Trung tâm có những định hướng gì để khắc phục những hạn chế này?
- Với những khoá đào tạo ngắn hạn, chúng tôi không có tham vọng quá lớn mà chỉ muốn gợi mở, khai khẩn vấn đề nhằm hướng học viên tự đi sâu tìm hiểu, kích thích sự sáng tạo và khả năng tự học. Sáng tác văn học xét cho cùng là công việc cá nhân. Không ai dạy được ai viết văn mà chỉ có thể tự mình bồi đắp và nâng cấp ngòi bút thôi. Tài năng văn học bao giờ cũng là số ít. Nhưng không có đại chúng sẽ không nhìn thấy thiên tài. Nếu không bồi đắp nền thì không thể chọn được đỉnh. Tôi còn nhớ, khi sang thăm Việt Nam, nhà thơ Simonov có nói chuyện với nhà thơ Chế Lan Viên rằng (hồi đó tôi làm phiên dịch): Hội nhà văn Liên Xô có 4.000 hội viên, nhưng chỉ có 400 người viết sạch nước cản, 40 người viết đọc được và may ra chỉ có 4 người được lưu danh hậu thế.
Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du cũng chỉ như là người đi câu. Câu được con cá lớn hay bé còn phụ thuộc vào tiềm năng của từng cái ao nữa.
- Điều gì khiến ông tự tin rằng, Trung tâm này sẽ không đổ như những mô hình trước đây?
- Tôi dựa vào 3 yếu tố. Thứ nhất, nhu cầu của xã hội rất lớn, chúng tôi không thiếu hồ sơ dự tuyển. Một bộ phận lớn công chúng có nguyện vọng chính đáng là được lập nghiệp bằng văn chương.
Thứ hai, Trung tâm có định hướng giảng dạy rõ ràng với 5 mảng kiến thức cần thiết với tất cả mọi người chứ không riêng gì giới cầm bút.
Cuối cùng, Việt Nam không thiếu người tài. Ở mỗi lĩnh vực chúng tôi đều có thể tìm kiếm được những giảng viên hàng đầu, đảm bảo chất lượng giảng dạy và uy tín của Trung tâm.
LƯU HÀ thực hiện
(Theo VnEspress.net)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Nhà thơ Việt Phương qua đời
Tiểu sử nhà văn Sơn Nam
Ông Phạm Xuân Nguyên từ chức: Nỗi niềm kẻ ở, người đi
Người Việt đón Tết ở ranh giói Á-Âu
TIN BUỒN
VĨNH BIỆT NHÀ THƠ HOÀNG AN
Một trang web tiếng Nga về Việt Nam
Hoa hậu Việt Nam tại LB Nga - Tính đại diện chưa cao
Thông báo kết nạp Hội viên mới
Đêm thơ Nguyên tiêu lần thứ 10 tại Liên bang Nga
 
 
 
Thư viện hình