Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 15:01 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1697243
Tin tức > Âm nhạc > Xem nội dung bản tin
Ca sỹ Ái Vân: ?20 năm da diết với quê nhà’
[27.12.2007 20:18]



Gần đây, chị tham gia các hoạt động biểu diễn trong nước nhiều hơn, tình cảm với quê hương, với cố nhân vẫn vậy, da diết lắm… Chị muốn trả “món nợ” mà mình đã mắc phải 20 năm về trước, khi sự nghiệp đang ở thời điểm rực rỡ nhất.

Ít ai hình dung nổi, chị - “người đàn bà hát” ở tuổi ngoài 50, cuộc đời gian truân thì ít ai bằng, mà vẫn đẹp, vẫn dịu dàng và quyến rũ đến vậy.





Trước khi quay về Mỹ vào đầu tháng 12 tới, ái Vân đã tham gia vào hai đêm diễn từ thiện “Vì sự bình yên của cuộc sống” (24-25/11). Trong câu chuyện với chúng tôi, Ái Vân lúc nào cũng nhắc đi nhắc lại rằng, chị không muốn nhắc lại chuyện cũ, không muốn làm đau những người có liên quan… Câu chuyện dù sao cũng đã qua lâu rồi, giờ cuộc sống của chị đã tương đối ổn định. Nhìn chị, ai cũng nghĩ, có lẽ giờ đây người đàn bà này đang rất hạnh phúc, nhưng Ái Vân luôn nhẹ nhàng: “… cũng bình thường như bao cuộc sống gia đình khác thôi, chẳng có gì đặc biệt cả”, cứ như sợ nếu đem mang hạnh phúc của mình khoe, thì ông trời lại lấy lại mất…


20 năm đã trôi qua, nhưng cảm giác đơn độc đầy khó khăn trong những tháng ngày đầu tiên sống nơi đất khách quê người như vừa mới xảy ra. Ở thời điểm đó, việc đưa ra quyết định ở lại Đông Đức là cách duy nhất để chị thoát khỏi cơn khủng hoảng của cuộc sống cá nhân, dù đến giờ, chị vẫn thấy rằng, đó là quyết định liều lĩnh và mạo hiểm. Đầu những năm 1990, việc một ca sỹ vừa được phong tặng danh hiệu NSƯT, sự nghiệp đang ở đỉnh điểm, khán giả ái mộ, đồng nghiệp quý mến… bỗng dưng, trong một chuyến lưu diễn, đã ở lại một chân trời xa lắc, là khó có thể chấp nhận nổi. Rất nhiều khán giả thất vọng, báo chí lên án, chị nghĩ mình phải can đảm chấp nhận. Vì dù sao, trong sự ra đi này, thì chị là người có lỗi hơn cả. Ít ai hiểu được, chị không quay về vì không thể trở về. Nếu trở về, phải chấp nhận một cuộc sống gia đình như trước, chắc chị sẽ hoá điên. Ngay sau đó, Ái Vân đã viết một lá thư gửi về Bộ Văn hoá - Thông tin, trình bày lý do chị không thể trở về và gửi lời xin lỗi…


Khó khăn của Ái Vân thời gian đầu nơi đất khách quê người là sự cô đơn, nhất là nỗi nhớ con trai 4 tuổi lúc nào cũng cồn cào trong chị. Niềm an ủi, ngoài tình cảm, lòng tin của ruột thịt vẫn dành cho mình, thì đó là âm nhạc. Âm nhạc đã nâng đỡ tinh thần chị, nếu không, chắc khó có thể vượt qua. Sau một tháng phải sống trong khu dành cho người tị nạn tại Đông Đức, chị được Trung tâm Thuý Nga phát hiện và mời biểu diễn. Thời gian đầu, đứng trên sân khấu, để đỡ nhớ quê hương, Vân thường hát dân ca và những ca khúc về quê hương như “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây”, “Bài ca xây dựng”… Chị cũng tin rằng, đây là những ca khúc mà kiều bào mình sống xa quê hương rất muốn được nghe.


Định cư ở Đức một thời gian, chị lập gia đình, chuyển sang Mỹ theo diện theo chồng công tác. Ái Vân gặp ông xã qua hoạt động sinh hoạt văn nghệ của Hội kiều bào Việt Nam yêu nước tại Đức, anh là thành viên của Hội, cũng là một tay văn nghệ và fan ái mộ chị từ lâu.


Trở về nước lần đầu tiên năm 1998, không phải để biểu diễn mà thăm gia đình và bạn bè. Tổ chức một bữa tiệc nhỏ, gặp lại bạn cũ, thấy tình cảm của bạn bè với mình vẫn tràn đầy như xưa, khiến chị thấy ấm lòng. Lần chị trở về nước biểu diễn chính thức vào năm 2002, đúng vào chương trình do chồng cũ của chị đứng ra tổ chức. Mỗi người giờ đây tìm cho mình một bến đỗ riêng, không còn tình yêu nhưng còn tình đồng nghiệp.


Bắt đầu từ năm 2001, Vân liên tục tục tham gia tích cực vào các hoạt động biểu diễn của các đoàn Việt Nam sang Mỹ, nhất là trong các chương trình đón chào các đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam, tới mức có phần tử tiêu cực nghi chị là cán bộ “nằm vùng”.


Ở tuổi ngoài 50, hát, với chị giờ chỉ là niềm vui. Ái Vân dự định, khi không hát nữa, chị sẽ trở về, thực hiện một kế hoạch về bảo tồn, phát huy văn hoá nghệ thuật truyền thống như ca trù ở trong nước, khao khát giới thiệu với du khách nghệ thuật truyền thống với khách nước ngoài, và đặc biệt là làm sao để giới trẻ Việt Nam hiện nay tiếp nhận nghệ thuật truyền thống một cách tự nguyện nhất.


Điều mà Ái Vân tự hào nhất là hai con của chị đều ngoan, học giỏi, sống tình cảm. Cô con gái thứ 2 dự định năm tới sẽ theo đoàn Việt kiều về nước dạy ngoại ngữ, tham gia làm từ thiện./.

Báo TNVN




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
KHÁT VỌNG MÙA XUÂN sống mãi cùng thời gian
Âm Nhạc Thời Phục Hưng
Trường Phái Âm Nhạc Cổ Điển Vienna
Hương Giang - gương mặt nghệ sĩ trẻ
Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích: Kỷ lục gia giải thưởng âm nhạc thiếu nhi
Âm vang những giai điệu Nga
Nhạc sĩ Huy Thục: Vẫn chưa trả hết nợ đời
Nửa thế kỷ "Tình ca Tây Bắc"
Ca sĩ Chế Linh sẽ hát "Chào xuân 2008’ ở quê nhà
Đi tìm bài hát Nga Xôviết
 
 
 
Thư viện hình