Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ năm,
01.06.2023 21:20 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1696081
Tin tức > Trang Văn trong nước > Xem nội dung bản tin
Ngô Xuân Huệ: VỀ QUÊ MẸ
[06.09.2021 21:27]

VỀ QUÊ MẸ (I)

Rời thị trấn Cát Hải, Hải Phòng tôi lên Hà Nội để về quê Mẹ vào sáng 14 tháng 10 năm 2019. Con tàu SE19 khởi hành từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh lúc 20 giờ ngày 14, đến Đông Hà đúng 9 giờ sáng 15. Mặc dầu mua vé nằm có điều hòa nhưng vẫn có sự xáo trộn, thao thức… Bâng khuâng… Tâm trạng người xa quê!

Cùng phòng có cô chú người Hà Nôi tông nói như hát, ý tứ, duyên thầm, lịch lãm. Lại có thêm một dược sĩ trẻ lên ga sau. Cháu biết hát và đã hát cho chúng tôi nghe bài hát tự viết. Thì ra trong  phòng này ai cũng thích nghệ thuật và có làm văn nghệ cho vui. Vợ chồng cô chú người Hà Nội là doanh nghiệp, kinh doanh mặt hàng dụng cụ y tế. Chú ấy có đi Nga nên ra phòng nói chuyện với mấy ông Nga. Khi chú ấy nghe tôi đọc mấy bài thơ tôi đăng trên Tạp chí Người bạn đường,  chú ấy khen hay, tôi thấy vui.

Chia tay mấy người bạn đường, tôi lên tắc xi tới Khách sạn Đông Hà- Sài Gòn. Dịch vụ rất tốt. Tôi ngắm thành phố Đông Hà ban ngày và ban đêm. Ban đêm, một bầu trời sao trên mặt đất.

Nhân viên khách sạn lịch sự, nói giọng nói tôi đang nói. Ôi quê hương! Ôi Hiền Lương! Cửa Tùng! Cửa Việt!

Ngày mai tôi về làng thắp hương mộ phần dòng họ. Quê tôi Mai Xá Chánh, Mai Xá Thị. xả Gio Mai  huyện Gio Linh là chùm khế ngọt.

 Khách sạn Đông Hà- Sài Gòn 15/10/201

VỀ QUÊ MẸ (II)

Nhân viên phòng lễ tân khách sạn Đông Hà-Sài Gòn  gọi tắc xi giúp tôi. Đúng 6 giờ 30 sáng tôi lên xe về làng. Cháu lái xe người miền Bắc. nói giọng Bắc. lấy vợ Quảng Trị, hay chuyện. Cháu nói về sự phát triển của Quảng Trị, về giá cả các mặt hàng thị trường đặc biệt là các nhà hàng ẩm thực xây bên các hồ ở Đông Hà. Vui câu chuyện, làng tôi kia rồi! Cổng làng Mai Xá Chánh, đình làng, cổng làng văn hóa Mai Xá Thị, dòng sông quê hương với rất nhiều cây lộc vừng. Chất  gạo ngon quê tôi, mạch nước ngọt làng tôi đã cho chất giọng tuyệt vời, Tân Nhân. Cố ca sĩ Tân Nhân, người cùng trang lứa mẹ tôi, là người  Mai Xá Chánh, giọng hát đã bao lần được phát trên sóng Đài Tiếng  nói  Việt Nam. Chia tay cháu lái xe,  về nhà thăm cô tôi. Tôi cùng mấy  em con cô sắm lễ ra mộ phần thắp hương  tạ ơn ông bà, tổ tiên, những người đã khuất.

Buổi chiều, chồng cô út con cô  cùng tôi về thị trấn Cửa Việt bằng xe máy. Ba ơi, con đã về đây. Ba, các đồng chí của Ba, năm 1964 đã hy sinh tại đất này cho sự sống Cửa Việt quê hương Gio Linh.

Lúc còn là sinh viên năm thứ hai tôi viết bài thơ  “Cửa Việt”. Tôi tâm đắc với tôi; “Cửa Viêt không trầm tư”. Bây giờ quả không trầm tư thật. Biệt thự biển, nhà hàng, trường học, xe con đắt tiền đã tạo nên vóc dáng của một thị trấn sầm uất. Cùng chung với đất nước, quê hương tôi  mang màu áo mới’ tươi tắn, như chàng trai biển chắc nịch vươn lên với tư thế Thánh Gióng. Mùa này biển Cửa  Việt sóng to.  Bãi tắm vắng, hẹn hè đến.

Hai anh em tôi tiếp tục lên đường. Con đường ra Cửa Tùng xuyên giữa hai rừng dương,  rừng tràm hoa vàng. Nắng nhẹ. Gió vờn. Trời mát. Tôi tưởng như đi giữa rừng Sa  Pa. Chẳng bao lâu chúng tôi đến đầu cầu Cửa Việt- Cửa Tùng. Chụp ảnh để nhớ. Lại đi.

Hồi  nhỏ tôi học cấp Một xã Vĩnh Quang, Vĩnh Linh, nhiều lần tắm biển Cửa Tùng. Sau này lớn lên, có tắm biến Cát Bà, Đồ Sơn, Cửa Lò… nhưng không quên cảm giác tắm biển Cửa Tùng ngày bé. Bãi tắm Cửa Tùng, một Nhà vua triều Nguyễn  đã dừng chân, khen đẹp. Người ta gọi đây là Nữ hoàng bãi tắm vì ra xa cả cây số nước vẫn cạn.
  
Thị trấn Hoa Lý,Vĩnh Quang,Vĩnh Linh đẹp như thị trấn Cửa Việt.

Tạm biệt Hoa Lý, đi qua Vĩnh Tân, Chợ Do, qua những vườn hồ tiêu, qua cánh đồng lúa đã gặt Vĩnh Thành chúng tôi đến cầu Hiền Lương, ngắm lá cờ Tổ quốc tung bay phần phật trước gió, khám phá nhà lưu niệm, nhà liên hợp. Rất nhiều suy nghĩ muốn nói… Chiến thắng oai hùng của quân  dân Vĩnh Linh, Gio Linh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đươc ghi lại bằng hình ảnh và lời giới thiêu trong nhà lưu niệm này.

Trở về thị trấn Gio Linh, qua Dốc Miếu, cảnh vật khác nhiều thời tôi dạy học tại trường cấp ba Gio Linh. Quê hương tôi trên đà đổi mới, như cô gái xinh đến tuổi dậy thì, tràn trề sức sống con người,trời đất thiên nhiên.

Trên đường về làng, chốc chốc con sông Cái Vòm hiện ra trước mắt. Cái Vòm, con sông đào dẫn nước sông Hiền Lương hòa vào sông Hiếu chảy qua làng tôi. Làng tôi nơi ba con sông  giao nhau. Thạch Hản cũng đổ về đây, cùng hòa vào sông Hiếu. Thạch Hãn, Hiếu Giang hòa dòng chảy, nơi gặp nhau của con người  và tạo hóa, hiện tại, quá khứ đến tương lai.

N.X.H

Tin liên quan:
Ngô Xuân Huệ: Cao cá Việt Nam (12.09.2021 21:35)
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ (23.01.2021 21:08)
Chùm thơ thứ 3 của Ngô Xuân Huệ (Hải Phòng) (16.02.2019 09:01)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Me tây
Thung Lam
Chùm truyện ngắn Mini của Vũ Thanh Hoa
Nguyễn Huy Hoàng - Tìm con, chăm bạn, làm thơ
Lần đầu bên nhau ( phần 1)
I am đàn bà
Truyện ngắn mini - Đỗ Ngọc THạch
Lần đầu bên nhau (phần 3)
Lần đầu bên nhau (phần 2)
Tình qua tin nhắn
 
 
 
Thư viện hình