Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ năm,
01.06.2023 21:43 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 1
Số truy cập: 1696092
Tin tức > Nghiên cứu-Phê bình-Chân dung > Xem nội dung bản tin
Trần Quốc Thường: Bản lĩnh các quan làm "nghề ngự sử" thời phong kiến trên đất Hồng La - Hà Tĩnh.
[13.02.2020 18:58]
Một "nghề" rất nguy hiểm cho các quan lại thời phong kiến đó là
nghề Ngự sử. Quan Ngự sử với nhiệm vụ can gián vua và đàn hặc quan lại đồng triều.

Chúng ta đều biết từ xưa đến nay đi khen người thì ai cũng thích
và lắm bè bạn. Còn kẻ nào dám chỉ trích, phê phán cái sai của người khác thì chẳng ai ưa, thậm chí họ còn bị người ta ghét bỏ, hận thù, trù dập.

Ngày xưa, sống với vua như ở bên hổ. Chốn quan trường như sống giữa bầy sói lang, hổ dữ, cứ gầm ghè hãm hại lẫn nhau.

Một dãi đất Hồng La chật hẹp sao mà lắm quan Ngự sử can trường đến thế, thật hiếm nơi nào có được.

Có lẽ con trai đất Hồng La ngoài cái tài giỏi, hào hoa ra, trong dòng máu họ còn có cái trung trực, khảng khái, có lúc gàn, "cá gỗ", không sợ chết, đến độ cực đoan.

Trải qua các triều đại phong kiến từ nhà Trần, nhà Lê rồi triều Nguyễn, có nhiều ông nghè, ông cử đất Hồng La đã làm quan ngự sử. Họ sẵn sàng chấp nhận cái nguy hiểm của " nghề" này vì xã tắc, nghĩa lớn.

Xã Yên Hồ, Đức Thọ có Điện tiền thị ngự sử, Thái học sinh Nguyễn
Biểu ( ?-1413) thời Trần Trùng Quang;  Đất Yên Hồ còn có Hội nguyên, tiến sĩ Lê Đắc Toàn (1622-1675) từng giữ chức Thiêm đô ngự sử thời vua Lê Thần Tôn.

 Ở Đâụ Liêu, TX Hồng Lĩnh có quan Ngự sử Trung thừa Bùi Cầm Hổ (1390-1483) ông sống suốt 3 đời vua: Lê Thái tổ, Thái tông và Nhân tông;

Ở Đức Thuận, TX Hồng Lĩnh còn có quan Chưởng ấn giám sát ngự sử Nguyễn Trọng Tương ( 1859-1921) ở thời Nguyễn, dưới 2 triều vua Thành Thái và Duy Tân.

Ở Đức Lạc, Đức Thọ có cụ Phạm Huy đậu Hoàng giáp khoa 1851 đời vua Tự Đức thứ 4. Cụ giữ chức phó tả đô ngự sử.

Ở Trung Lương, TX Hồng Lĩnh có TS Bùi Đăng Đạt (1663-1716) giữ chức Giám sát ngự sử thời Lê.

Ở xã Xuân Mỹ, Nghi Xuân có TS Phan Chính Nghị (1485-?) gốc họ Phan ở Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh, từng giữ chức Đô ngự sử thời Lê.

Ở Nghi Xuân còn có Trạng nguyên Nguyễn Thiến ( 1494-1557 ) đậu khoa Nhâm Thìn 1532 triều Mạc Đại Chính, từng làm đến Đô ngự sử, tước Thư quận công, là ông nội đại thì hào Nguyễn Du.

Nguyễn Văn Giai (1554-1628) Quê ích Hậu - Lộc Hà. Ông làm đến chức Tham tụng Thượng thư bộ, kiêm chức đô ngự sử, thiếu bảo tước lê quân

Ở Đông Thái, Đức Thọ có Đình nguyên, tiến sĩ Phan Đình Phùng
(1847-1895) làm quan Ngự sử Đô sát viện, thời Nguyễn.

Trần Đình Lãng - quan Ngự sử triều đình vua Tự Đức. Ông quê ở xã
Tượng Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Ở xã Phù Lưu, Lộc Hà có cử nhân Phan Huân ( 1843) làm giám sát đạo Tả Kì, ông được dân gian khen câu : "Gan như gần quan ngự" vì dám dâng sớ hặc tội vua Tự Đức, đòi chém mấy quan đại thần. Triều đình không khép tội nhưng cách chức ông.

Thật kì lạ, là chỉ một vùng đất Hồng La bé nhỏ sao mà có nhiều
người làm cái "nghề ngự sử" nguy hiểm như thế?

Các quan ngự sử đất Hồng La, có điểm chung đều là những người
nổi tiếng tài giỏi, có phẩm chất trung trực, dũng cảm, can trường, có
tấm lòng yêu nước, thương dân.

Nghề "ngự sử" là 1 nghề nguy hiểm".  Bùi Cầm Hổ nhiều lúc bị bãi
chức, hạ bậc. Nguyễn Biểu thì đi sứ, đã bị Trương Phụ tướng giặc Minh giết hại, Phan Đình Phùng, Phan Huân thì bị triều đình lột mũ áo, đuổi về quê,....

Thời nay mong có nhiều người con đất Hồng La, hãy tiếp tục truyền
thống của cha ông, dũng cảm tố cáo quan tham, góp ý cùng Đảng và NN,cùng TBT, CTN và toàn dân lo việc đốt lò

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Lặng lẽ Nguyễn Thành Long
Hoàng Đức Lương - Quan niệm thi học và thơ
Nguyễn Bảo Sinh-nhà thơ dân gian có chất “Bút Tre”
Tượng đài người lính Điện Biên (qua bài thơ “Giá từng thước đất” của Chính Hữu)
Lần theo mối tình Chí Phèo - Thị Nở
Nhà thơ Việt Phương: “Nhân chi sơ, tính…phức tạp”
CHÂU HỒNG THUỶ: Nếu tôi là Puskin
Trí khôn nhà văn ở đâu?
Một người Việt làm thơ bằng tiếng Nga
Phê bình văn học - Trường hợp Trương Tửu
 
 
 
Thư viện hình