Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ năm,
01.06.2023 22:08 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1696113
Tin tức > Phỏng vấn - Trao đổi - Bình văn > Xem nội dung bản tin
Phạm Dũng: Đến với bài thơ hay"Có lẽ nào"
[30.12.2018 17:14]
“Có lẽ nào…” là bài thơ ngắn, chất chứa nhiều suy ngẫm, trải nghiệm về thế thái nhân tình. Nhiều từ viết hoa tự do, nhiều dòng đặt dấu chấm ngắt quãng làm xé lẻ thành nhiều câu là sự dụng ý đầy khe khắt của người lao động nghệ thuật thơ. Nhưng những cái đó chỉ là thủ thuật về mặt hình thức; nếu ta cứ chăm chắm hướng vào vài thứ đó thì chưa thể tạo nên được dấu ấn gì.

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY:

CÓ LẼ NÀO…

Thơ: Đinh Ngọc Diệp

Chẳng lẽ ta có thể ngợi ca
Dòng sông
Về những gì mát rượi và trôi chảy
Về Cánh đồng và Gió
Về những chiều tà tưới tràn ráng đỏ
Ngợi ca là thừa
Nhưng im lặng hóa vô ơn!

Có những sáng
Da trời u ám
Những trưa
Mưa rào sấm sét vỡ không trung
Những rét sun đêm…
Những mùa rỗng ruột
Lẽ nào. Ta. Không cau mặt
Chửi thầm?

Không khéo. Ta
Rủa nhầm:
Quả mặt trời chín rục
Rạng rỡ của người
Làm xấu mặt ta
Nhăn!

(Rút trong tập thơ“Hành trình 5”, Nxb Hội Nhà văn - 2018)

Lời bình: Phạm Dũng

Tôi có trên tay tập thơ “Hành trình 5” do nhà thơ Đinh Ngọc Diệp trao tặng. Mến cái hồn thơ đã lâu chứ không phải chờ đến khi có thơ tặng mới quý...Loáng một cái, chưa đầy 60 phút đồng hồ tôi đã đọc xong “Hành trình 5” của Đinh Ngọc Diệp (Nxb Hội Nhà văn, 2018). Với đầy đủ 50 bài, mỗi bài có dung lượng dài ngắn khác nhau. Độ dài nhất là bài kết của tập: “Không trọng lượng” nhưng cũng chưa đầy 80 dòng thơ. Ban đầu tôi định khoanh vùng để viết về một mảng màu nào đó... Nhưng nhữngdự định đó lần này tôi tạm gác lại, bởi mình đã bị chinh phục hoàn toàn ở bài thơ “Có lẽ nào…” của hành trình này mất rồi. Bài thơ chia làm 3 khổ, độ dài khoảng 20 dòng, ấy vậy mà nó cứ ám ảnh, day dứt mãi trong tôi.

Khổ 1, tác giả đặt ra giả sử: nếu ngợi ca dòng sông thì cũng chỉ là “những gì mát rượi và trôi chảy”, về “chiều tà tưới tràn ráng đỏ”. Một dấu chấm hỏi được đặt cuối câu thơ cho ta nhiều hướng suy ngẫm: Việc ngợi ca dòng sông chỉ có thế thôi ư? Dòng sông có đáng được ngợi ca như thế không? Muốn ngợi ca thì có hướng nào khác nữa hay không?...Để rốt cục có một sự trải nghiệm rằng: “Ngợi ca là thừa/ Nhưng im lặng hóa vô ơn!”Khổ thơ toát lên cái ý: ngợi ca dòng sông là đúng, là đương nhiên, dù nhiều khi không nhất thiết phải nói ra bằng lời.

Để ngợi ca dòng sông, tác giả liệt kê hàng loạt các thực thể đang chuyển động, có thể là trực tiếp: mát rượi, trôi chảy, tưới tràn ráng đỏ; có thể là gián tiếp: “Cánh đồng và Gió”. Những ngợi ca ấy bắt nguồn từ một tâm hồn thanh sạch và trắng trong. Hay phải chăng dòng sông là một ẩn dụ cho cội nguồn, gốc tích, là dòng sông của quá khứ không bợn chút uế tạp, hiểm họa của những dòng sông như thực tế bây giờ?

Khổ 2: “Có những sáng/ Da trời u ám/ Những trưa/ Mưa rào sấm sét vỡ không trung/ Những rét sun đêm…/ Những mùa rỗng ruột/ Lẽ nào. Ta. Không cau mặt/ Chửi thầm?”. Tác giả luận giải về những khắc nghiệt của thời tiết, của thiên nhiên. Bằng những cụm từ: “u ám, sấm sét, rét sun đêm…” Chắc chắn đó là cơn cớ để tạo nên “những mùa rỗng ruột”. Tránh sao khỏi: “Lẽ nào.Ta. Không cau mặt chửi thầm”. Tác giả triển khai ý thơ từ việc nêu lên lý do đến hậu quả và có một kết cục cuối cùng không thể khác được; đó là việc dồn nén cơn bực tức nhưng chưa đến mức thốt lên thành lời- “chửi thầm”.

Khổ 3: “Không khéo. Ta/ Rủa nhầm:/Quả mặt trời chín rục/ Rạng rỡ của người/ Làm xấu mặt ta/ Nhăn!”. Có thể lắm chứ, những cái nhầm lẫn trong đời là khó tránh khỏi. Tác giả đưa ra hình ảnh từ thực tế để rọi chiếu qua hai trạng thái tâm lý đối lập nhau. Cũng là vầng mặt trời, có người tôn vinh, ngợi ca nó là biểu tượng làm rạng rỡ cuộc đời mình. Nhưng đối với nhân vật “Ta”, rất thực tế- đang đối mặt với nó thì chắc hẳn mắt sẽ nheo và mặt sẽ nhăn.

Ở mỗi khổ được diễn giải riêng biệt là thế đó. Song, từ ý nghĩa (đúng hơn là từ sự “bừng ngộ” của nhà thơ ở khổ 3 như vừa nói) đẫ đưa đến sự gắn kết của toàn bài là muốn luận giải về chiều sâu của thực tế đời sống. Nếu cái gì ta cũng cứ khăng khăng, nhất quyết, cứ áp đặt suy nghĩ, định kiến của ta thì muôn vật chỉ độc một mặt xù xì hay trơn láng từ mắt thường ta nhìn thấy mà thôi. Không hẳn những thứ xù xì, gai góc là những thứ xấu. Thứ trơn láng, bóng bẩy là thứ tốt đẹp. Cái tựa đề của bài thơ và ý tứ, hình tượng thơ như muốn phá vỡ tất cả khuôn phép áp đặt ấy...

Đó là việc nói đến cái cảm quan, cảm nhận của mỗi người. Ở đây tác giả đang đề cập đến cái đáng sợ hơn là trong chính mỗi chúng ta, khi này thì coi nó là lung linh, huyền diệu; khi khác lại coi nó là nhem nhuốc, lấm lem. Sự thiếu nhất quán ấy mới thật đáng ngại. Nhưng không đáng ngại bằng việc chúng ta thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết để suy xét đến tận cùng sự việc mà thôi. Sợ chúng ta nông nổi mà nay cho nó là thế này, mai lại cho nó là thế kia. Còn việc đối tượng thay đổi thì buộc chúng ta cũng phải thay đổi là lẽ đương nhiên.

“Có lẽ nào…” là bài thơ ngắn, chất chứa nhiều suy ngẫm, trải nghiệm về thế thái nhân tình. Nhiều từ viết hoa tự do, nhiều dòng đặt dấu chấm ngắt quãng làm xé lẻ thành nhiều câu là sự dụng ý đầy khe khắt của người lao động nghệ thuật thơ. Nhưng những cái đó chỉ là thủ thuật về mặt hình thức; nếu ta cứ chăm chắm hướng vào vài thứ đó thì chưa thể tạo nên được dấu ấn gì. Cái lớn lao phải là thứ dồn nén, cô đọng trong từng con chữ mà không lộ ra gân, mạch của việc học đỏm làm sang. Đó mới là nghệ thuật thơ thứ thiệt ta cần hướng tới.

Đinh Ngọc Diệp- người lao động đầy nghiêm túc trên cánh đồng thơ ca. Suốt hành trình tìm kiếm của mình ta không hiếm gặp những bài thơ có sức nặng tương tự như thế này của anh. Đó là thơ thứ thiệt, không phải đọc một lần cho ta có được niềm vui ngay. Càng đọc, càng chiêm nghiệm mới thấy thích thú ở chiều sâu nó đem lại. Cá nhân tôi đang bị chinh phục bởi điều này ở nhiều bài thơ khác nữa của anh.

 Phạm Văn Dũng

(Hội viên Hội VHNT Thanh Hóa, Hiệu trưởng trường THCS Cầu Lộc- Hậu Lộc, Thanh Hóa; )

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Choáng váng truyện sex trẻ em
Mệnh lệnh của tổ tiên - PGS-TS Trần Hữu Tá
NGƯT Vũ Thế Khôi: Không có đạo thầy trò thì đừng nói đến giáo dục
Tưởng nhớ thầy Trần Quốc Nghệ - Người thầy siêu giỏi
Vì sao tôi dịch lại thơ Đường?
Phiên âm hay viết theo tiếng Anh?
Khoảng trống của văn học Việt Nam trên văn đàn Nga
Nỗi xấu hổ của dịch giả Ruồi Trâu
Cụ Vũ Đình Hoè, cựu Bộ trưởng tư pháp kể chuyện về luật sư Nguyễn Mạnh Tường tại phiên toà xét xử ông cố vấn Vĩnh Thuỵ
Người viết trẻ có còn mơ vào Hội Nhà văn?
 
 
 
Thư viện hình