Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ tư,
29.03.2023 13:29 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 1
Số truy cập: 1669183
Tin tức > Văn học thế giới > Xem nội dung bản tin
Svetlana Alecsievich: “ĐỂ CÒN LÀ CON NGƯỜI, PHẢI CÓ LÒNG CAN ĐẢM”
[09.10.2015 16:05]
Xem hình
Buổi họp báo của Svetlana Alecsievich, nữ nhà văn vừa nhận giải thưởng Nobel văn học diễn ra tại Minsk. TUT.BU ghi phóng sự trực tuyến từ các sự kiện hiện đang tiến hành tại trung tâm Văn Bút (PEN)

Họp báo bắt đầu vào hồi 16 giờ. Nhiều phóng viên, nhiếp ảnh gia đã tập trung tại tại Office Trung tâm văn bút. Có rất nhiều người cầm hoa. Chớm 5 giờ, ô tô chở Svetlana Alecsievich tới nơi. Mọi người vẫy hoa cúi chào, nhường lối cho bà bước vào.

– Xin chào, bà thấy thế nào? – Các nhà báo hỏi

– Người ta thấy tôi khóc nữa cơ đấy. Nhà văn trả lời ngượng ngùng. – Vâng, cảm xúc thật khó tả – Thế là tôi khóc thôi. Ai ngờ lại nhận được giải thưởng như thế? Tâm trạng rối bời. Tôi thấy bối rối quá.

– Đã có ai đại diện cho chính quyền, bộ trưởng văn hóa Belorus ấy, đến chúc mừng bà chưa?  Alecsievich trả lời rằng chưa, không có ai. “Thế còn bộ trưởng văn hóa Nga chúc mừng chưa?”. “Cũng chưa”.

– Thế còn Tổng thống?

 – Chẳng có tổng thống Nga, mà cũng chẳng có có Tổng thống Belorus nào chúc mừng cả (1).

– Chính quyền Belorus làm ra bộ như không có tôi, người ta không in của tôi, – Alecsievich nói.

Svetlana Alecsievich trả lời phỏng vấn

 – Đã hai tiếng đồng hồ trôi qua, kể từ lúc trao giải. Tôi đã nhận được chừng 200 lá thư, trong số thư này, một chàng trai viết: “Hay thật! Không hiểu Lukashenko (Tổng thống Belorus – ND) sẽ hành xử thế nào: ông ấy trao danh hiệu anh hùng cho Domracheva (Darya Domracheva, vận động viên trượt tuyết bắn súng, ba lần vô địch Olempic – ND): chuyện này sẽ được cái gì?”

Svetlana Alecsievich thừa nhận, rằng Bộ trưởng thông tin Nga Grigoriev là một trong những người đầu tiên chúc mừng bà (Grigoriev Vladimir Victorovich – Phó trưởng Cơ quan Báo chí và Truyền thông đại chúng Liên bang – Ghi chú của TUT.BY).

 – Bà có căm ghét thế giới của Nga không? – Một phóng viên nêu câu hỏi.

– Khi mọi người còn có những tư tưởng cuồng tín như thế, họ tìm những tư tưởng ấy khắp mọi nơi. Một số người viết, rằng tôi căm thù cả nhân dân Belorus. Theo tôi, không mấy ai yêu sự thật. Tôi chỉ nói những điều tôi nghĩ. Tôi yêu nhân dân Nga, nhân dân Belorus. Bà con họ hàng về đằng cha của tôi là người Belorus, ông nội kính yêu của tôi. Tôi làm giáo viên làng thuộc thế hệ thứ tư . Cụ nội tôi cùng dạy học với Jakub Kolas (1882—1956, một trong những nhà văn cổ điển, người đặt nền móng cho nền văn học Belorus – ND) . Tôi luôn cảm tháy đó là đất của tôi. Trong khi đó, mẹ tôi là người Ucraina. Tôi rất yêu Ucraina. Khi ở Maidan, nhìn thấy tấm ảnh “bách nhân thần” (ảnh hơn một trăm người tử nạn trong trận chiến ở Maidan vào tháng 2 năm 2014 – ND), tôi đứng khóc lặng người. Đó không phải là sự căm thù. Vào thời ấy thật khó có thể trở thành người trung thực. Không được rơi vào chính sách thỏa hiệp của chính quyền toàn trị. Thỉnh thoảng tôi lại đọc cuốn sách Lương tâm của bon quốc xã. Nó nói về chuyện chủ nghĩa phát xít đã thấm vào đời sống của người Đức thế nào. Cỗ máy vận hành rất mạnh, xiết rất mạnh vào những cái nút thô sơ, và sau 10 năm, chúng đã tạo ra một dân tộc khác. Tôi hỏi cha, người ta chịu đựng chuyện ấy thế nào. Ông chỉ nói với tôi, rằng rất khủng khiếp. Để còn là con người, bao giờ cũng khủng khiếp và bao giờ cũng phức tạp. Cần phải có lòng can đảm. Thế mà người ta nói gì…, nào, nói gì…

– Bà thích cái thế giới Nga nào, còn thế giới nào thì không thích?

– Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu họ muốn ngụ ý điều gì. Tôi yêu thế giới Nga hào hiệp, nhân hậu, cái thế giới mà cho đến giờ cả thế giới vẫn kính cẩn nghiêng mình ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ nền văn học, ballet, nền âm nhạc vĩ đại. Nhưng tôi không yêu thế giới của Beria, Stalin, Putin, Shoigu – đó là thế giới khác.

Svetlana Alecsievich ký lưu niệm sách giao lưu với khán giả

Trả lời câu hỏi của những người gặp ngoài phố, Svetlana Alecsievich kể lại chuyện xẩy ra với chính bà trên đường về từ Berlin. Một chàng trai chạy vội lại phía bà, nói rằng đã nhận ra bà và muốn xin chữ kí. Nhưng cậu ta chẳng có sổ tay hay một tờ giấy nào cả. Thế là cậu ta đành chìa cho nữ nhà văn vỏ bao thuốc lá và khẩn khoản: “Xin bà kí vào đây”. Nhớ lại chuyện này, Svetlana nói rằng, bà không phải là người thích hư danh và không thích xuất hiện trước công chúng.

 – Tôi không thích người ta nhận ra mình, mình cũng là con người, có thể mình mỗi lúc một khác, cũng có lúc mệt mỏi, – bà giải thích. – Có những lúc mình nghĩ: việc mình làm đang khiến người ta bận tâm. Nếu không thấy bận tâm thì anh ta đã không chạy vội lại, chìa cho mình cái vỏ bao thuốc lá.

Đáp lại câu hỏi, sách dạy người ta điều gì, nhà văn trả lời:

– Trên đời không chỉ có sách, còn có Kinh thánh, có Phanxicô thành Assisi, có Anthony Bloom. Thế mà con người có thay đổi đâu. Nhưng thiết nghĩ, cũng có một cái gì đó đang chuyển dịch. Dù các sự kiện tại Donetsk khiến bản thân tôi sợ hãi: văn hóa thì biến mất, còn quỉ dữ thì nhập vào con người, tất cả nhanh chóng làm sao! Nếu chúng ta vứt bỏ công việc của mình, thì tình hình càng tồi tệ hơn.  “Tôi sẽ thấy bất hạnh, nếu không tiếp tục rao giảng”.

Nhiều người đặt câu hỏi Svetlana Alecsievich về sự căm thù hiện hữu trong thế giới hiện đại đối với phương Tây. Bà nói:

– Về chuyện chống phương Tây, một tâm lí đặc biệt phổ biến ở Nga, tôi nghĩ nó sẽ biến mất cùng với giới cầm quyền hiện nay. Trong nhân dân, cả nhân dân Nga, lẫn nhân dân Belorus, không có sự thù hận nào cả. Đó chỉ là thứ bọt bẩn do đám làm chính trị tạo ra.

Bà lưu ý, chúng ta sẽ còn phải sống rất lâu trong thời gian quá độ này.

– Vào cuối những năm 90 chúng ta đã quá ngây thơ khi tưởng rằng chúng ta sẽ lập tức trở thành người tự do. Làm sao có được điều đó. Giống như trước đây người ta nghĩ, đọc Solzhenitsyn, thế là lập tức trở thành người trong sạch. Nhưng người ta vẫn giết nhau ngay cổng vào các tòa nhà.

Svetlana Alecsievich cho rằng di sản nặng nề nhất của chủ nghĩa xã hội là con người chấn thương, vì “trại lính đã làm cho cả đao phủ, lẫn nạn nhân trở thành đốn mạt”.

Các phóng viên còn hỏi Svetlana Alecsievich nhiều câu hỏi khác:

– Bà sẽ đi bầu tổng thống không? Bà sẽ bầu ai?

– Tôi sẽ không đi bầu, nhưng nếu đi, tôi sẽ bầu Korotkevich (Tachiana Korotkevich, sinh năm 1977, ứng cử viên tổng thống năm 2015 – ND). Chỉ là tình đoàn kết của đàn bà, vì tôi nhìn thấy một gương mặt bình thường, nghe những lời nói bình thường, điều mà tôi không nghe thấy ở đám chính khách đàn ông. Tôi không biết có tiền bạc gì, hay có ai chống lưng cho bà ấy hay không, nhưng tôi xem đó là bước ngoặt mới trong đời sống của chúng ta.

– Thế thì tại sao bà không đi bầu?


– Tôi và các bạn đã thừa biết, ai sẽ chiến thắng. Chúng ta biết chắc Lukashenko sẽ đắc cử. Chắc là ông ấy sẽ được 76%. Ông ta quan sát tâm trạng xã hội và ước lượng sẽ có thể được bao nhiêu.

– Thế có cần tẩy chay bầu cử không?

– Dù thế nào cũng không nên tẩy chay. Nếu tẩy chay bầu cử, Lukasheko càng có nhiều triển vọng.

– Bà có nghĩ, tiếng nói của bà sẽ có trọng lượng lớn hơn trong xã hội Belorus?

 – Tôi hi vọng người ta sẽ giải thích để chính chính quyền hiểu giải “Nobel” là cái gì, và hi vọng sẽ có một phản ứng thế nào đó, dẫu chỉ là phản ứng thận trọng. Nhưng trình độ của giới tinh hoa chính trị của chúng ta vẫn là trình độ thời xô viết. Thậm chí tệ hơn.  Thời chính quyền xô viết còn có còn có những ranh giới không được vi phạm. Ở đó phải bò rất lâu theo các bậc thang để trèo lên được chỗ nào đấy. Còn bây giờ thì rác rưởi hóa thành công tước (…).

–  Bà nghĩ thế nào về chuyện giải thưởng đầu tiên Belorus được trao lại là giải thưởng trong lĩnh vực văn học?

– Các môn vật lí, hóa học đòi hỏi đất nước phải có trình độ kĩ thuật rất cao, tiềm năng lớn. Theo tôi, tất cả những thứ đó ở nước ta giờ đã sụp đổ. Chúng ta có rất nhiều tài năng nhưng họ hoặc là phải chạy ra nước ngoài, hoặc ở lại Nga để sống cuộc sống nửa vời qua ngày đoạn tháng.

– Belorus có cần căn cứ không quân của Nga không? Bà nghĩ thế nào về tình hình ở Ucraina?

– Chúng ta không cần căn cứ không quân. Nhưng tôi sợ rồi nó sẽ có. Tôi không thấy Lukashenko có đủ sức mạnh và năng lượng để chống đỡ. Tôi cũng không nhìn thấy sức mạnh chống đỡ trong xã hội. Tiếc là xã hội ta vẫn chấp nhận tất cả những gì do chính quyền áp đặt. Tôi cho rằng việc chiếm đóng Ucraina là sự can thiệp của nước ngoài.  Mặc dù bây giờ có rất nhiều người không muốn có những thay đổi ấy. Nhưng họ không bao giờ chiến đấu. Giá mà họ tìm thấy lối thoát. Vị thế hiện nay của Lukashenko rất phức tạp. Ông ấy muốn tách ra khỏi Nga, nhưng ai cho ông ta làm như thế? Một mặt, quá khứ riêng giữ riệt ông ta lại, mặt khác là Putin. Tôi không biết các luật lệ khác của trò chơi. Ông ấy lớn lên từ các luật lệ ấy. Nhưng phải thừa nhận ông ta có bản năng chính trị rất mạnh mẽ. Có điều sẽ không ai để ông ta được tự do (…). Muốn cứu Belorus phải chuyển qua Liên minh châu Âu. Nhưng ai cho phép Belorus làm như thế.

– Bà sẽ tiêu tiền giải thưởng vào chuyện gì?

– Tôi sẽ dùng giải thưởng để mua tự do. Tôi đã viết sách rất lâu, năm đến mười năm, đó là một quãng thời gian rất dài, lúc nào cũng phải đi lại đôn đáo, phải lo xuất bản.  Bây giờ tôi có thể làm việc bình tĩnh hơn.

– Bà muốn sống ở một nước Belorus thế nào?

– Tất nhiên tôi muốn sống ở một nước giống như các nước Bắc Âu, hay ít ra như như vùng Baltic.

– Bà có nghĩ Putin có thể sẽ lặp lại những kinh nghiệm của Afghanistan ở Syria?

– Kỷ niệm Afghanistan thường niên vừa tổ chức cách đây không lâu. Tại lễ kỉ, Putin huỵch toẹt: “Đúng vậy, chúng ta đã mặt ở đó. Nếu không có chúng ta, thì sẽ là người Mỹ thôi”.  Vâng, tôi cho rằng nước Nga là nước của lính tráng. Hoặc là lính tráng công khai, hoặc là lính tráng bí mật. Chúng ta sống giữa một môi trường nhà binh, trong tư duy nhà binh. Tất cả đều thế, từ trên xuống dưới, từ chính phủ tới dân thường dân. Cả nước Nga lẫn Belorus đều thế.

 – Bà có định nói tiếng Belorus không?

– Tôi biết tiếng Belorus, nhưng không đủ giỏi để có thể viết. Ngôn ngữ tôi biết là Narkomovka (một phiên bản chính thức của tiếng Belorus được dạy trong nhà trường – ND). Người ta dạy tôi trong nhà trường, nhưng đó cũng không phải là thứ ngôn ngữ ấy.

– Bà thấy làm việc ở đâu thì tốt nhất?

– Ở nhà, ở Belorus.

Người dịch: Lã Nguyên (Nguồn: http://news.tut.by/culture/467758.html)

http://languyensp.wordpress.com

Chú thích của NBĐ: 1) Bài báo của TUT đăng chi tiết  này lên khi  TT Lukashenko chưa chúc mừng nhà văn. Vào lúc 22 h 27', chính báo này đã đăng lời chúc mừng của TT Lukashenko và của Bộ ngoại giao Belarus (http://news.tut.by/society/467806.html)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Chùm thơ Hungari (23.07.2015 20:55)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Các nhà thơ giải Nobel
Astrid Lindgren- Nữ văn sĩ của trẻ em
Quỳnh Dao – Tình yêu vẫn còn nồng nàn
'Đồi gió hú' là chuyện tình đẹp nhất mọi thời
Những người tình của Victor Hugo
Tiểu thuyết Kim Dung: Cuộc 'đại phẫu thuật lần thứ ba'
"Biểu tượng đã mất" - sách bán chạy nhất của Dan Brown trong tháng 9
Thành Long: Đa tài và... đa tình
Tâm sự tuổi già - đôi điều cảm ngộ (Dương Trạch Tế - Trung Quốc)
'Tôtem sói' đoạt giải Booker châu Á
 
 
 
Thư viện hình