Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ sáu,
31.03.2023 09:02 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 3
Số truy cập: 1669883
Tin tức > Mỹ thuật > Xem nội dung bản tin
ĐẦU 2014 MẤY ĐOẠN VIẾT VỀ NGHỆ THUẬT
[01.04.2014 23:57]
1. Gần đây, người ta dường như đã phổ biến không đúng lắm về nghệ thuật. Nghệ thuật là "cảm", không cần "hiểu" - mới là "đương đại"?!

Thực là "siêu hình", "siêu định".

David Piper, một nhà nghiên cứu nghệ thuật người Anh, đã viết một cuốn sách rất hay, nhan đề: "Hội họa - Xem và Hiểu" (Voir et Comprendre La Peinture), trong đó, ông đã loại đi khá nhiều tên tuổi lớn tầm thế giới.

Trong cuốn "Bảo tàng Louvre: Các tác phẩm chính", René Huyghe cũng đã từng viết, đại ý: Với nghệ thuật, phải "hiểu được" thì mới "yêu được", hiểu là "phương tiện", yêu là "mục đích".

2. Vào những năm 1960, đầu những năm 1970, tranh áp-phích Ba Lan, có thể gọi là một hiện tượng nghệ thuật gây ảnh hưởng lớn, đặc biệt trong phe xã hội chủ nghĩa. Có người đặt ra câu hỏi với các họa sĩ Ba Lan, rằng: "Các ông có nghĩ đến tính dân tộc Ba Lan hay không?" Một họa sĩ Ba Lan đã trả lời: "Có tính dân tộc Ba Lan hay không, còn tùy thuộc người dân Ba Lan chúng tôi có hiểu được hay là không".

Thế kỷ 19, trong một dạ hội ở Paris, nhiều người đã phê phán âm nhạc của Chopin - là thiếu tính dân tộc Ba Lan, vì ông sống quá nhiều ở Pháp. Chopin chẳng nói chẳng rằng, ông lặng lẽ ngồi xuống bên chiếc dương cầm, chơi một bản "polonaise", rồi bỏ đi.

INGUIMBERTY - Hai thiếu nữ. Khoảng 1940 - 1943. Sơn dầu. Sưu tập tư nhân nước ngoài

3. Germain Bazin đã có một câu nói về nghệ thuật châu Phi đen:

"...Nghệ thuật châu Phi đen sở dĩ có nhiều đặc sắc, bởi vì nó không biết đến một thứ nghệ thuật nào khác, ngoài nghệ thuật châu Phi đen".

Mặc dầu từng là nguồn cảm hứng cho một số trào lưu nghệ thuật phương Tây thế kỷ 20 (dã thú, lập thể, biểu hiện), nhưng nghệ thuật châu Phi đen đến nay, trên thực tế, vẫn còn là một miền khó với tới của nền nghệ thuật đương đại thế giới.

Một họa sĩ Việt Nam, cách đây hơn 10 năm, đã được mời tham dự một trại sáng tác tổ chức ở Pháp. Anh kể: Thật ngạc nhiên, khi đến nơi, người ta đưa thẳng anh vào một khu vực rừng núi hoang sơ, không điện thoại, không phương tiện truyền thông, thậm chí sinh hoạt thì thiếu tiện nghi, hầu như cắt đứt hẳn với thế giới bên ngoài.

Trong số các nghệ sĩ sống ở xa "trung tâm", các nghệ sĩ "vùng miền", có không ít người đã tạo nên được sự nghiệp lớn.

4. Gauguin có thể là họa sĩ "quốc tế hóa" đầu tiên trên thế giới, theo đúng nghĩa hiện nay của khái niệm này. Được mệnh danh là "một Poussin không bài bản của hội họa Pháp", ông đã lập nên một hình thái hội họa chưa từng có trước đó. Trong cuốn "Noa Noa" và một số bức thư gửi cho bạn bè, Gauguin đã ghi lại nhiều suy nghĩ vô cùng sâu sắc và độc đáo của ông về nghệ thuật.

Cùng thời với Gauguin, trong khi ở Paris, Bouguereau quay về với những hình mẫu phụ nữ "cổ đại", vẽ ra những bức tranh nuột nà với trị giá đắt hơn vàng - thì Gauguin "ăn ổi" ở Tahiti để vẽ nên những người phụ nữ đang sống trong "truyền thuyết".

Tác phẩm của Tô Ngọc Vân là biểu tượng, xu hướng “nội tâm”, tác phẩm của Joseph Inguimberty là tự sự, có “tính hướng ngoại”, cho dù hai phong cách thể hiện có những điểm tương đồng


TÔ NGỌC VÂN - Hai thiếu nữ và em bé. 1943. Sơn dầu. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Vì sao phụ nữ Tahiti có một vẻ đẹp huyền bí?

Trước hết, theo Gauguin, bởi vì họ có hông khá hẹp, vai thì rộng, tóc rất đen, da có màu vàng óng...

Nếu Poussin được coi là họa sĩ "đầu tiên" đã tạo nên đặc tính thực sự của hội họa Pháp, qua sự học tập và đồng hóa hội họa Ý - thì - Gauguin, có thể là họa sĩ "đầu tiên" đã phát triển, văn minh hóa cái đặc tính Pháp ấy thành một giá trị nhân loại.

Tiếp sau Gauguin, một Picasso, một Foujita, hay mới đây, một Zao Wou-ki, cũng đã làm được điều đó.

Là họa sĩ Pháp gốc Nhật, "Pháp nhất trong các họa sĩ Nhật, Nhật nhất trong các họa sĩ Pháp", Foujita vẽ nữ Bá tước De Noailles, người mẫu, địa điểm, chất liệu, học vấn nghề nghiệp - đều là phương Tây cả, song tất cả mọi người đều nhận ra xuất xứ của người vẽ.

Về nghệ thuật của mình, có lần Picasso nói: "Tôi chẳng có gì trong này cả", và người ta đã trả lời ông: "Ông rất Tây Ban Nha".

Zao Wou-ki được coi là "một Cézanne Trung Hoa", đôi khi, ông đã rời bỏ hẳn "khách thể", trên bức tranh chỉ còn hiện lên những vệt loang như của thủy mặc, với những tên tranh đặt theo "ngày, tháng, năm" vẽ...

Joseph Inguimberty sống 20 năm ở Việt Nam (1925- 1945), qua các sáng tác của ông, chúng ta cũng có thể coi ông như một họa sĩ "Pháp nhất trong các họa sĩ Việt, Việt nhất trong các họa sĩ Pháp".

Inguimberty vẽ những cánh đồng, những người nông dân lao động Việt Nam dưới ánh nắng nhiệt đới, quả tình là tuyệt diệu. Tuy nhiên, ông dường như lại không thành công trong các tranh bố cục vẽ người phụ nữ Việt Nam. Inguimberty là họa sĩ của ngoại cảnh "nguyên vẹn". Về xu hướng "nội tâm", Inguimberty không thể sánh được với Tô Ngọc Vân, cho dù Tô Ngọc Vân chịu ảnh hưởng rất lớn của ông.

5. Mới đây, các nhà khoa học cho biết: Phần lớn nhận thức của con người "bị" chi phối bởi "vỏ" ngôn ngữ, và chính vì điều này mà khả năng nhận thức bằng trực giác, linh giác của con người đã bị "hạn chế". Vượt qua "rào cản" ngôn ngữ, đạt tới [hay "trở về"] tình trạng "tiền ngôn ngữ"- có thể đưa con người tiến đến những sáng tạo cực kỳ lớn, phi thường.

Một cuốn tiểu thuyết xuất bản cách đây mấy năm, nhan đề "Từ điển tiếng Trung Hoa" đã đạt thành công vang dội.

Câu chuyện kể về mối tình giữa một người Trung Quốc và một người nước ngoài nói tiếng Anh. Ban đầu, họ thật sự gắn bó với nhau, khi chưa hiểu được tiếng nói của nhau. Nhưng sự "tiến bộ" về ngôn ngữ, sau đó, đã biến thành một cái hố sâu ngăn cách hai người...

Vào đầu những năm 1960, Francis Bacon, người Anh, một họa sĩ tự học, đã mở ra một khuynh hướng hội họa: Tượng hình mới, bằng loạt tác phẩm "Ba hình nghiên cứu nền tảng cho bức tranh Chúa Jésus trên thập giá", một khuynh hướng đã đẩy lùi sự thắng thế của hội họa trừu tượng khi đó.

Xem tranh Kandinsky hay Pollock, thực ra, người ta vẫn thấy được người họa sĩ đã "nghĩ" [bằng ngôn ngữ] như thế nào - để "vẽ".

Francis Bacon, trên cơ sở xem phim “câm” của Eisenstein, xem ảnh “động” của Muybridge, xem sách khoa học về "các bệnh ở miệng"- mà đi tới thâu tóm bản thể bằng tính trực tiếp của thị giác.

6. Delacroix từng nói: "Không có lý tưởng (idéal) thì không có cả họa sĩ, không cả hình, không cả màu".

Giờ đây, thì "ý tưởng" (idée) mới là "chữ" càng ngày càng thống trị thế giới nghệ thuật đương đại. Ý tưởng, thậm chí là cái mà người nghệ sĩ có thể săn lùng, "up date" trên TV, trên Internet!!!

Ý tưởng, thực chất, hình thành từ "ngôn ngữ". Edward Munch, sau khi trông thấy cái xác ướp mà các nhà khảo cổ tìm được ở Peru, đã sáng tạo ra "Tiếng thét", một tia chớp của sáng tạo. Munch có thể là một trong số ít họa sĩ đầu tiên, ở thời hiện đại, vượt qua được rào cản của ngôn ngữ.

Nguyễn Tư Nghiêm "chép" hình từ điêu khắc đình làng, màu thì rút từ sách "y lý" phương Đông. Trong hội họa của Nguyễn Tư Nghiêm, lắm khi, người ta không còn thấy "ngôn ngữ" hiện lên nữa.

Hà Nhì
      

(Theo vietnamfineart.com.vn)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Lê Thanh Minh: Giai thoại (13.10.2017 21:21)
Chia tay Nguyễn Sáng (30.12.2013 19:05)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Giới thiệu tranh: Chơi ô ăn quan
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
Tranh lụa Trung Quốc và Việt Nam - tương đồng và khác biệt
Mĩ thuật đương đại ở ba trung tâm văn hóa nước ngoài tại Hà Nội
Mỹ thuật Việt Nam: Dần nhạt nhòa bản sắc
Không phải cứ không quần áo là art nude
Henri Matisse - Sinh ra để đơn giản hoá hội họa
Danh họa Picaxo và những cuộc tình khơi nguồn sáng tạo
Chu Dạ Thảo – một năng khiếu hội hoạ của người Việt ở Ekaterinburg
Từ phiên dịch tiếng Nga trở thành họa sỹ
 
 
 
Thư viện hình