Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 14:44 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 3
Số truy cập: 1697229
Tin tức > Văn hóa - Phong tục > Xem nội dung bản tin
Cần bảo tồn trước hết cái gốc văn hoá truyền thống
[20.11.2013 17:14]
Xem hình
Giữ được văn hóa truyền thống thì hội nhập mà không mất gốc, không bị hòa tan – người ta thường nói như vậy. Nhưng nội hàm của “Văn hóa truyền thống” thật mênh mông. Và để hội nhập cũng không phải mọi truyền thống cần bảo tồn.
 Vậy trước hết phải bảo tồn được nền tảng. Theo thiển ý của chúng tôi, nền tảng của nó là cái đạo lý cổ truyền lấy chữ NHÂN ÁI làm gốc. Không ngẫu nhiên dân ta không nói cộc lốc: “Yêu nước”, mà nói: “YÊU NƯỚC THƯƠNG NÒI”. Bởi cùng yêu nước vẫn có thể hành hạ, thậm chí tàn sát nhau vì những tư tưởng hẹp hòi và “nhóm lợi ích”. Tôn tạo đền miếu, đình chùa hoành tráng, phục hồi lễ lạt hội hè linh đình, phục dựng từ đường, lăng mộ nguy nga v.v… mà không có cái lòng thương nòi, thương dân còn thiếu ăn, thất học thì nhiều khi chỉ là hình thức hợp pháp để che đậy tham ô, nhũng nhiễu.

Sự ra đi mới rồi của tướng VĂN và tang lễ của LÒNG DÂN, từ ông lão râu tóc bạc phơ đến đứa bé mới lẫm chẫm bước đi trong dòng người vô tận đến cúi đầu trước di ảnh của NGƯỜI, một lần nữa khẳng định truyền thống căn bản yêu nước thương nòi của dân tộc ta. Với uy tín gần như tuyệt đối trong quân dân, bộc lộ mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong những ngày tang lễ, không thể tưởng tượng nổi điều gì sẽ xảy ra với dân tộc này nếu như tướng VĂN không “thương người như thể thương thân”, nhẫn nhịn để khỏi xảy ra cảnh nồi da xáo thịt. Người là đại diện cuối cùng của cả một “thế hệ vàng” H?I NHẬP NHƯNG KHÔNG MẤT GỐC, chính vì suốt đời yêu nước thương nòi mà từ bỏ vinh hoa phú quý, dấn thân làm cách mạng không vì địa vị, quyền lực và tiền tài họ vốn từng có đủ, nhưng đã tự nguyện từ bỏ để suốt đời đau đáu lo sao cho tất cả mọi người, trước hết là những người lao động nghèo, có cơm ăn, áo mặc, việc làm và được học hành.

Tướng tài đời nào nước ta cũng có vì luôn luôn phải chống ngoại xâm. Nhưng dân ta chỉ tôn một người lên bực Thánh – Đức Thánh Trần, chính là vì Ngài có tình thương bao la và sâu sắc nòi giống Lạc Hồng. Sử xanh còn ghi tấm lòng yêu nước thương dân của Hưng Đạo Đại Vương để nêu gương cho tất cả những ai nắm vận dân nước trong tay. Đại Việt sử ký toàn thư chép: trước khi từ trần, thân phụ Ngài trăn trối: con phải lấy lại ngôi báu, bằng không ta chết không nhắm mắt được. Vậy mà khi được trao quyền tiết chế ba quân trong tình thế giặc Nguyên Mông đang lăm le ngoài cõi, Ngài tuốt gươm toan chém đầu con trai Quốc Tảng vì tội khuyên cha nhân cơ hội đó giành lại ngôi báu vốn phải thuộc về ngành trưởng họ Trần là ngành của Ngài. Lại còn dặn tả hữu: khi Ngài lâm chung, đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng!  Hai lần thống lĩnh quân dân Đại Việt quét sạch giặc ngoại xâm khỏi bờ cõi, huân công lẫy lừng, uy quyền  lẫm liệt, vậy mà – trả hết quyền bính cho triều đình, lặng lẽ lui về Vạn Kiếp chăm vườn thuốc cứu độ chúng sinh.

Cái truyền thống căn bản này, mỗi lần triều chính đổi thay, tiền nhân lại nêu cao để nhắc nhở người đời, trước hết là những kẻ nắm vận dân nước trong tay. Vẫn còn đó, suốt 172 năm nay, những lời vàng ngọc của Hội trưởng Hướng Thiện hội đền Ngọc Sơn – Tiến sĩ Vũ Tông Phan trên tấm bia trong đền Hỏa Thần ở 30 Hàng Điếu - Hà Nội:
 “TRUNG Ư DÂN”

 

Vâng, không phải “trung với vua”, mà là “trung với dân”.

Tại hội thảo quốc tế ở Đại học Provence (Cộng hòa Pháp, tháng 5 - 2007) nhân kỷ niệm 100 năm Đông Kinh Nghĩa thục, khi chúng tôi zum vào những chữ này, cử tọa không khỏi sửng sốt. Giờ giải lao có vị học giả thắc mắc: câu thường nói là “trung quân ái quốc”? Chúng tôi đáp: vâng, đúng thế. Nhưng trong tình thế khi quân vương nhờ dựa vào sức dân mà thiết lập được nền thống trị, rồi lộ mặt chuyên chế, quay lại đàn áp dân một cách tàn khốc, thì không thể “trung quân” được nữa; trên bia này còn khắc một câu nói rõ ý ba chữ trên: “QUÂN TỬ VỤ DÂN CHI NGHĨA” – NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ LÀ LO CHO DÂN!

Sáu thế kỷ sau khi Hưng Đạo Đại Vương từ trần, trong cảnh đất nước bị ngoại bang đô hộ và trước vận hội có cơ đổi thay, các nhà nho Duy tân Lương Văn Can, Nguyễn Thượng Hiền, Đoàn Triển… lại mượn uy Đức Thánh Trần “giáng” ngày Rằm tháng 11 năm 1891 bài kinh răn dạy giữ lấy đạo lý văn hóa truyền thống với cái gốc yêu nước thương nòi, “hội đảo” nghênh đón Trần triều Thượng phụ Hưng Đạo Đại Vương Thần vị vào thờ trong đền Ngọc Sơn từ ngày đó, 5 năm sau lại dựng trong Đền một giảng đàn để mồng 2 và 16 hàng tháng giao giảng lời răn dạy của Ngài:

“Các ngươi đã quy làm đệ tử ở cửa Ta thì hãy mau mau tỉnh ngộ, làm điều thiện, trừ điều ác; trước gắng đôn đốc năm rường mối, sau âm thầm làm việc công đức. Tệ hám tửu sắc, tham bạc tiền đều kiên quyết dứt bỏ; thói ngạo mạn, tham ô thảy nghiêm khắc  diệt trừ. Hãy làm theo Nhân – Nghĩa của Ta, chẳng bận tâm lời khen chê của người đời. Hãy gìn giữ Trung - Hiếu của Ta, không vấn vương lề thói tầm thường của thiên hạ. Lấy chất phác mà đối xử trong nhà, đem trung hậu mà khuyên răn con cháu. Sĩ, nông, công, thương - người người yên nghiệp, không vương phận bọt bèo nổi trôi. Thảy đều quy về đức đôn hậu!

Tự khắc Thần trọng Quỷ sợ, hoạ đi phúc đến; bất tất phải cầu xin thần uy của Ta mà nghìn lành quy tụ, vạn phúc chen vai. Há chẳng vui sao?

Các ngươi khá gắng gỏi mà làm! Nhược bằng trái lời Ta dạy, thời chớ tụng niệm kinh Ta!”

Không phải ngẫu nhiên, sau khi đọc tuyên ngôn Độc Lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh thân hành đến thăm Hội Thiện đền Ngọc Sơn và “xin góp ý” với các cụ cao niên giảng thêm: “Điều Thiện lớn nhất là yêu nước, yêu dân chủ” (Báo Nhân Dân, 22 / 8 / 1990). “Tháng Tám giỗ Cha (Đức Thánh Trần), tháng Ba giỗ Mẹ (Mẫu Liễu Hạnh)”. Ngày 20 tháng Tám (tức 25 - 9 - 1945) Người chỉ thị làm Quốc giỗ Trần Hưng Đạo trong cả nước, thân đến cung bái tại Nhà Hát Lớn Hà Nội và đổ bát gạo vào thùng gạo cứu đói cạnh Ban thờ. Phút giao thừa thiêng liêng năm ấy, Người vi hành trở lại đền Ngọc Sơn, những định thắp nén nhang thành kính trước Ban Đức Thánh Trần, nhưng người đi lễ đông nghịt nên đành đứng bái vọng từ xa và lẳng lặng ra về.

Điều quan trọng hơn cả là Hồ Chủ tịch không chỉ tuân theo những nghi thức văn hóa truyền thống. Người rõ ràng kế thừa cái gốc của những nghi thức đó: YÊU NƯỚC THƯƠNG NÒI. Và đối với những người cầm vận mệnh dân nước còn là: CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI DÂN. Bởi vậy Người đã cho thêu lên lá cờ tặng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn ngày 26 - 5 - 1946 sáu chữ vàng, mà thiếu chúng thì mọi chính sách, thể chế, nghi thức, dự án kinh tế-xã hội này nọ v.v. và v.v… chỉ là cái nước sơn, cái cớ để vun vén cho “lợi ích nhóm”, còn dân thì… “sống chết mặc bay”.

Sáu chữ đó là:

TRUNG VỚI NƯỚC HIẾU VỚI DÂN
------------
Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Sách cũ - CAO HUY THUẦN (07.08.2012 17:46)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Đan Mạch: Người Việt ở xứ sở của Nàng Tiên Cá
Người đàn ông Bodi sẽ uống sữa tươi, máu bò và không quan hệ tình dục trong suốt 6 tháng.
Cựu hoa khôi Sài Gòn Đặng Tuyết Mai: Lá rụng về cội...
Nguyễn Khôi: Cỗ thịt Chuột ở làng Đình Bảng
Cô gái Việt có mái tóc dài nhất ở CH Séc
Người Việt - phẩm chất và thói hư tật xấu: Một cuốn sách hấp dẫn
Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh
Về Hố Cao nghe hát then
Cầu Long Biên có đáng để bảo tồn?
Matxcơva - Thành phố của những điều vĩ đại
 
 
 
Thư viện hình