Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ năm,
01.06.2023 20:54 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 5
Số truy cập: 1696061
Tin tức > Mỹ thuật > Xem nội dung bản tin
Mỹ thuật Việt Nam: Dần nhạt nhòa bản sắc
[18.11.2007 03:39]
Xem hình
Tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ” (Tô Ngọc Vân)

Nói nghệ thuật cách mạng nghĩa là nói đến một nền nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - nó là mục tiêu phấn đấu của Nhà nước ta hiện nay... Họa sỹ Ngô Chính viết cho ANTĐ về 50 năm Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Nền kinh tế đất nước chuyển mình và nền nghệ thuật tạo hình cũng chuyển mình theo thiên hướng thị trường mạnh mẽ, ồn ào. Từ đó đến nay đội ngũ người vẽ tranh ngày một đông đảo nhưng nhìn đi nhìn lại thì hình như cái được gọi là bản sắc đậm đà dân tộc trong mỹ thuật đang có phần mờ nhạt...


Nhớ một thời...

Giới mỹ thuật chúng ta không thể nào quên những tác phẩm: “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” (Nguyễn Sáng), “Thiếu nữ bên hoa huệ” (Tô Ngọc Vân), “Vườn xuân Trung Nam Bắc” (Nguyễn Gia Trí), rồi “Phố Phái”... ở thời mỹ thuật chưa mấy rộn ràng mà cái bản sắc dân tộc vẫn lồ lộ không trộn vào đâu được. Vậy bản sắc dân tộc là gì?...

Chưa có định nghĩa xác đáng cho cụm từ này. Tuy vậy, không có nghĩa là chúng ta không nhận ra nét khái quát của nó. Theo Peter Weiss nhà nghệ thuật học Thụy Điển: “Mỹ thuật cổ Việt Nam trội và đẹp hơn hẳn Mỹ thuật đương đại - đặc biệt là Mỹ thuật dân gian rất độc đáo, tương quan về khối hình cách điệu cao...”.

Còn chúng ta từ lâu cũng đã nghĩ như vậy và tự hào về ông cha ta - những nghệ sỹ tài hoa tuyệt vời - ở đó không chỉ có sự khéo tay hay mắt, không chỉ thể hiện nét tinh vi và kỹ xảo mà đáng kính phục đó là sự truyền tải tư tưởng, truyền cảm đến người xem một tính cách Việt Nam.

Để có những sáng tạo ấy, phải từ một tình cảm chân thành, một sự sùng kính tột cùng, yêu thương rất mực. ở đó không có sự tính toán thiệt hơn, không danh lợi, không ganh ghét, chỉ có một tấm lòng chân thành trong trẻo, mới tạo nên những tác phẩm thăng hoa, đầy trí tuệ và thực sự bộc lộ bản chất dân tộc đậm đà để mãi cho đời sau. Đây chính là cái còn thiếu vắng của mỹ thuật hiện đại đang náo nhiệt ồn ào.


Người người làm họa sĩ

Nhiều lớp họa sỹ kế cận liên tiếp sau này - ngoài 4 trường nghệ thuật của cả nước còn có nhiều trường lớp không chuyên khác mỗi năm cho ra lò hàng trăm họa sỹ. Thế nên mới có người nói hài hước: “Một nửa người Việt Nam ta là họa sỹ”.

Còn ở Hội An thì “nhà nhà gallery, người người là họa sỹ”. Đó là chưa kể còn những mạch ngầm. Nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhà làm gốm ở Phủ Lãng, Bát Tràng cũng đang sáng tạo không cần ai biết đến. Phải chăng chính họ là lớp người đáng kể góp phần quan trọng làm nên diện mạo nền nghệ thuật tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc?

Có lẽ chưa bao giờ nghệ thuật Việt Nam lại phát triển như ngày nay, đó là sự bùng nổ mà cái trục là Hội Mỹ thuật Việt Nam - qua nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc, toàn quân cùng nhiều cuộc triển lãm khu vực và cá nhân.

Có nhiều giải thưởng cho những tác phẩm được khẳng định. Mặc dù vậy ta vẫn nhận thấy có gì như trống trải thiếu vắng, phải chăng tỷ lệ những tác phẩm đạt đến một trình độ nghệ thuật cao để người ta nhớ mãi cũng không nhiều. Vậy là “lượng” họa sĩ thì nhiều nhưng “chất” nghệ thuật lại chưa mạnh.

Đi tìm bản sắc

Có thể nói lớp họa sĩ trẻ ngày nay sớm bắt gặp thời kỳ rộng mở, kịp nhập cuộc ngay từ lúc còn là sinh viên với nghệ thuật sắp đặt và trình diễn...

Tuy nhiên GS - họa sỹ Vũ Giáng Hương đã từng nhận xét: “Có những sắp đặt quá sơ sài và tự nhiên chủ nghĩa, không mang lại cho người xem một cảm nhận gì tốt đẹp...”.

Ở đây tôi không đề cập đến loại hình nghệ thuật này bởi vì nó quá mới với chúng ta. Ngày nay nghệ thuật tạo hình đang phát triển rầm rộ, không chỉ ở các đô thị lớn mà đã lan tỏa rộng khắp.

Nên chăng chúng ta cần bàn kỹ về mục tiêu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong mỹ thuật để có một tiêu chí mạch lạc, lấy đó làm cơ sở thẩm định, đánh giá đúng giá trị tác phẩm nghệ thuật, tránh những cách nhìn cảm tính, dễ dẫn đến sai lầm cụ thể như việc cho giải lớn ở một tác phẩm sao chép của nước ngoài đã khiến dư luận xôn xao, một vết chàm khó rửa còn mãi đến hôm nay.

Có người nói: “Đã là người Việt Nam vẽ thì tất yếu trong đó đã có tính dân tộc Việt Nam rồi...”. Lạ chưa, nếu là bắt chước cách làm của nước ngoài không qua sàng lọc nghiên cứu, vội vàng ăn sẵn, lồng ghép với nội dung Việt Nam và gán cho nó một cái tên thuần Việt mà nói là có tính dân tộc được hay sao?

Là người Việt Nam nếu không tìm hiểu lịch sử truyền thống, không chịu hiểu non sông đất nước mình, không biết đến ông cha mình thì còn có là mình nữa không chứ, tiếc thay...

Hội Mỹ thuật Việt Nam đã đi qua 50 năm, và lại bắt đầu 50 năm kế tiếp. Hy vọng một thế hệ nghệ sĩ trẻ. Nghệ sĩ của thế kỷ mới này không bị luẩn quẩn trong vòng danh lợi mà làm phai nhạt truyền thống tốt đẹp của Mỹ thuật nước nhà. Để tiến tới xây dựng một nền Mỹ thuật Việt Nam ngang tầm với các nền văn hóa lớn trên thế giới.

Họa sĩ Ngô Chính






(Theo An ninh Thủ đô)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Lê Thanh Minh: Giai thoại (13.10.2017 21:21)
Chia tay Nguyễn Sáng (30.12.2013 19:05)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Giới thiệu tranh: Chơi ô ăn quan
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
Tranh lụa Trung Quốc và Việt Nam - tương đồng và khác biệt
Mĩ thuật đương đại ở ba trung tâm văn hóa nước ngoài tại Hà Nội
Không phải cứ không quần áo là art nude
Henri Matisse - Sinh ra để đơn giản hoá hội họa
Danh họa Picaxo và những cuộc tình khơi nguồn sáng tạo
Chu Dạ Thảo – một năng khiếu hội hoạ của người Việt ở Ekaterinburg
Từ phiên dịch tiếng Nga trở thành họa sỹ
Những cuộc tìm kiếm mới trong mỹ thuật hiện đại thế giới - Võ Văn Lạc
 
 
 
Thư viện hình