Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ năm,
01.06.2023 21:04 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 4
Số truy cập: 1696070
Tin tức > Văn hóa - Phong tục > Xem nội dung bản tin
Sơn La ký sự của Nguyễn Khôi - Bài 9-10-11
[23.06.2012 23:34]
Xem hình
9. CẦU VÀO BẢN

“Mường của anh có cầu gang, cầu sắt
Bản của em có cầu lim lõi chắc
Cầu lõi chắc bắc đôi cho anh qua lại
Thăm nhau dù nắng mưa không gì ngại”
Cầm Biêu

Chao, “về bản” đúng như nhà thơ của bản đã tả “Bản của em và Mường của ta/ đường đi lại quanh có uốn khúc/ đường đi mãi hết đèo lại dốc/ đường đi qua rừng dướng, luồn rừng giang/ và đi theo con suối về làng/ dòng suối nhỏ chảy quanh bụi nhót/ rồi chảy lọt giàn dưa…”

Chao, bản trước mặt là sông, bên hông bản là suối. Sông buổi sớm như mặt gương phẳng lặng cho ta soi bóng. Sông có đêm nước lên gầm gào như chó sủa… còn suối bên đầu nhà quanh năm trong xanh rì rào thủ thỉ… chiều chiều đón em gái ra hái bon, xúc ốc.

Chao, con đường về bản là phải luồn rừng rồi đi dọc bờ sông, lội qua suối đầu bản… Để dân bản mùa lũ không phải lội suối nguy hiểm … thế là cả bản hò nhau lên núi vào  rừng đại ngàn chặt 8 cây lim to lõi chắc, phạt hết cành lá rối xúm nhau “kéo”, đẩy, bắn, bẩy tuột xuống suối “dòng” lôi về bản để bắc cầu qua suối. Trên mặt cầu được lát bằng phen tre đan để cụ già, trẻ con, trâu bò, ngựa đi qua không bị lọt chân…

Chao, chiếc cầu gỗ bắc ngang con suối.

“Nước suối có lúc cạn lúc lũ
Nước trên rừng lúc hiền lúc dữ”

 Nông Văn Bút

Đó thật là:

“ Cầu chúng ta vừa cao vừa chắc
Chẳng còn lo nước lũ, suối sâu
Cũng đón ông giáo Tiếp sang cầu
Để người già mừng khỏi khi mình chết
Không biết chữ nào bụng người còn tiếc”.

Nông Văn Bút

Giữa bản mường núi sông hùng vĩ, rừng xanh tít tới chân trời thì cái cầu gỗ bắc ngang qua con suối rỉ rả vào thẳng tới chân cầu thang nhà sàn đầu bản như là biểu tượng của hồn bản, hồn mường. Chính nơi đây những đêm thu trai gái bản ra đứng trên cầu đàn đúm: thổi khèn, thổi sáo, đánh đàn “tính”, hát giao duyên, ngắm ánh trăng vàng mênh mang trôi theo dòng suối ra ngoài sông âm vang tiếng thác.

Chao, chiếc cầu vào bản - cầu gỗ, dân bản tự làm tự bắc cho mình bằng chính vật liệu thiên nhiên của rừng quê, nó thân yêu thánh thiện làm sao, dịu chân, mát mắt vô cùng, nắng mưa đều hiền như bản, thầm lặng thanh bình để ta:

“… đi cùng em
Cùng em tới
Bên kia sông Mã
Tìm rêu đá cùng nhau”

 Cầm Cường

Cầu vào bản thân thương là vậy.

Bài 10: TIẾNG MÕ TRÂU
 
Chiều về “lốc cốc” mõ trâu
Âm vang tiếng bản bên cầu nước xanh
Khói thơm bếp lửa vờn quanh
Lùa trâu về Púng(1) bên ghềnh ngẩn ngơ.

- Nguyễn Khôi

(1) Púng: thung cỏ

Bài 11: NÚI  MƯỜNG HUNG - DÒNG SÔNG MÃ

Con sông Mã chảy đến đây chừng như chững lại, mở rộng bồi đắp đôi bờ thành cánh đồng của Chiềng Cang, Mường Hung. Núi ở đây không cao lắm nhưng trên đỉnh có mây phủ với rừng đại ngàn ngút tới Thượng Lào (Hủa Phăn). Bản nhà ở đây đông vui trù phú với những ruộng lúa, bãi dâu xanh biếc, con gái ở đây da trắng nõn nà…

Ấy là vào hồi tháng 10/1953 có một chàng trai Thanh Hóa (Lê Gia Hợp) Đội viên Đội vũ trang tuyên truyền (Việt Minh) đã đi sâu vào vùng hậu địch, tới đây “cắm bản” để xây dựng cơ sở kháng chiến chống Pháp ở vùng biên giới Việt Lào. Ai ngờ, chàng ta lại là một thi sĩ, là cán bộ “bí mật” sống giữa lòng dân “3 cùng” với đồng bào, trước cảnh đẹp, người xinh… hồn thơ anh ta thấm đượm các khúc hát “khắp” - tình ca Tây Bắc viết theo kiểu ví von (anh là/ em là…). Thế là một bài thơ tự nhiên xuất thần:
(Mường Hung = mường trong sáng)

NÚI MƯỜNG HUNG  DÒNG SÔNG MÃ

Anh là núi Mường Hung
Em là dòng sông Mã
Sông nhiều rêu, nhiều cá
Núi nhiều thú, nhiều măng
Chiều bóng anh che sông
Sớm mắt em lóng lánh

Sáo cành cây anh thổi vang lanh lảnh
Gió  lùa qua miệng anh lại mỉn cười
Giữa lòng em thuyền độc mộc ngược xuôi
Như trăm nỗi băn khoăn khi đến tuổi

Nếu trời làm em sóng nổi
Anh ngả mình ngăn lại lúc phong ba
Em là búp bông trắng
Anh là ngọn lúa vàng
Thi nhau lớn đẹp nương
Tỏa mùi thơm cùng nghe chim hót

Em cứ về nhà trước
Đợi anh ở bên khuông
Anh làm no lòng Mường
Em làm vui ấm bản

Nếu con gấu dẫm gẫy cành bông trắng
Lá lúa anh sẽ cưa đứt chân
Nếu lúa này chuột khỉ dám đến ăn
Sơ bông em sẽ bay mù mắt nó 
  
Anh là rừng thẳm
Em là suối sâu
Cây rừng anh làm cầu
Bắc ngang lên lòng suối
Hoa rừng nở đỏ chói
Soi bóng xuống lòng em

Suối chảy quanh ấp rừng vắng ngày đêm
Cây gỗ lớn là tay anh vững chắc
Nếu hùm qua suối em thành thác
Nếu sói về rừng anh sẽ thành chông

Quyết chẳng chịu đau lòng
Đời chúng ta rừng núi
Suối em phá tan bóng tối
Rừng anh chặn lại bão giông
Để anh lớn mãi thành núi Mường Hung
Em ngoan chảy thành dòng sông Mã

Mường Hung 10/1953

Cầm Giang

Bài thơ chép tay, được gửi qua “giao thông” về hậu phương… với bút danh Cẩm Giang (ý là quê vùng Cẩm Thủy - Thanh Hóa bên dòng sông Mã hạ lưu)… nhưng khi đến tay cô đánh máy (ở căn cứ báo chí) thì cô này phát hiện cái phi lý ở cái tên tác giả - ở Sơn La có họ Cầm, họ Lò… chứ làm gì có họ Cẩm? thế là cuối bài thơ in ra được đề tác giả Cầm Giang.

Bài thơ sau đó được nhạc sỹ Bùi Đức Hạnh phổ nhạc thành bài “Tình ca Tây Bắc” nổi tiếng trở thành “khu ca” của đài phát thanh Tây Bắc một thời.

(Nhạc sỹ thực ra chỉ lấy 1 số câu, còn là mô phỏng thơ Cầm Giang mà thôi).

Bài thơ thực ra cũng chưa hay lắm, nếu so với “Tình sông núi” của Trần Mai Ninh, “Đèo cả” của Hữu Loan thì cón cách xa mấy quăng dao.

Bài thơ viết theo kiểu ví von của Trường ca Tản chụ xiết xương (tâm tình người yêu): Trai đáp/ gái đáp nên có giọng điệu dân ca Thái, để người đọc dễ tưởng đây là 1 tác giả dân tộc Thái.

Có câu sáng giá:

“Giữa lòng em thuyền độc mộc ngược xuôi”

Làm ta nhớ lại từ hồi 1936, Lưu Trọng Lư đã viết:

“Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em”

Rồi các câu khá ấn tượng mới mẻ:

Anh làm no lòng Mường
Em làm vui ấm bản

Đoạn dưới “ký sự” kiểu thơ tuyên truyền hô khẩu hiệu của thời kháng chiến chống Pháp (mà Bùi Minh Quốc, Phạm Tiến Duật sau này với “đường ra trận mùa này đẹp lắm” đã vượt trên cả Tố Hữu, tất nhiên là dưới tầng Chế Lan Viên).

Tuy vậy, xét về bố cục cấu tứ bài thơ (mở đầu, thân bài, kết luận) thì tài hoa thơ Cầm Giang so các cây viết thời 1946 -1954 ở Tây Bắc thì Cầm Giang vẫn là số 1. Hai câu kết có thể nói là Đẹp, khá đắt:

Để anh lớn mãi thành núi Mường Hung
Em ngoan chảy thành dòng sông Mã.

Đó cũng là cái “bất tử” của một tứ thơ lạ “đẹp” cùng với quê hương xứ sở.

Năm 1961, NXB Văn học có in cho Cầm Giang tập thơ “Rừng trắng hoa Ban” gồm 30 bài, bài viết sớm nhất “Quả còn” Lai Châu 7/1950, bài cuối “mở lò thông gió” 1959 ở Mỏ Cẩm Thái Nguyên… xem kỹ chỉ có 1 bài đáng giá ở trên mà thôi.

Thơ khó là vậy

3/3/2012

(Còn tiếp)

Tin liên quan:
Nguyễn Khôi: CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG 7-2019 (16.07.2019 19:43)
Nguyễn Khôi: Ba bài tứ tuyệt về Châu Mộc (04.11.2018 09:02)
Nguyễn Khôi: Chùm thơ Tết (05.02.2018 17:51)
Nguyễn Khôi: Du ngoạn sinh thái Sóc Sơn (07.01.2018 21:41)
Nguyễn Khôi: Nhớ Saint Petersburg (23.02.2017 17:53)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Sách cũ - CAO HUY THUẦN (07.08.2012 17:46)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Đan Mạch: Người Việt ở xứ sở của Nàng Tiên Cá
Người đàn ông Bodi sẽ uống sữa tươi, máu bò và không quan hệ tình dục trong suốt 6 tháng.
Cựu hoa khôi Sài Gòn Đặng Tuyết Mai: Lá rụng về cội...
Nguyễn Khôi: Cỗ thịt Chuột ở làng Đình Bảng
Cô gái Việt có mái tóc dài nhất ở CH Séc
Người Việt - phẩm chất và thói hư tật xấu: Một cuốn sách hấp dẫn
Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh
Về Hố Cao nghe hát then
Cầu Long Biên có đáng để bảo tồn?
Matxcơva - Thành phố của những điều vĩ đại
 
 
 
Thư viện hình