Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ năm,
01.06.2023 21:42 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1696092
Tin tức > Văn hóa - Phong tục > Xem nội dung bản tin
Sơn La ký sự của Nguyễn Khôi - Bài 3-4-5
[08.06.2012 03:51]
Xem hình
Bài 3: NHỚ CƠM BẢN

Cơm Tàu, cơm Tây chẳng tày cơm bản
Bát “khẩu hang” tháng 9 mẹ để phần
Ăn bít tết, lẩu dê… chẳng chê cá nướng
Món canh chua: Tay chị gái hái măng.

Ơi cơm bản ta ăn trên sàn gió
Cha gật gù nâng chén “lẩu xiêu”
Mẹ ân cần gắp trám đen vừa bổ
Chị đẩy sang đĩa “chéo”…cười yêu.

Trên nhà sàn khi nắng chiều đã tắt
Trâu về chuồng mõ lốc cốc tới khuya
Lũ Điêu Điếu ngoài vườn xoài léo nhéo
Chõ xôi đơm thơm nức gạo đầu mùa.

Và ai đó vừa đi ngang ngõ
Dải khăn Piêu tung vương khói chiều xanh
Rừng trầm mặc, con nai vàng nào “tác”
Mùi ấm no bên bếp lửa quây quần

Thuận Châu hè 1965

Bài trước >>> Sơn La ký sự của Nguyễn Khôi - Bài 1-2

Bài 4: CANH BON

Tặng Lò Văn Cậy   (1)

Bản Nà Nghịu thời trẻ trai tôi ở
Sớm đi nương, chiều chài lưới trên sông
Em ra suối hái Bon, xúc ốc
Tối ăn canh Bon ngứa cổ, nghẹn ngùng…

Em thầm nói: Thương anh Hà Nội
Phải ăn cơm mường bản chưa quen
Tôi lặng lẽ nắm xôi, chấm muối
Húp canh Bon, nhìn đôi mắt đen…

Đêm bản nhỏ trăng nhòm cửa liếp
Em ngồi trên khung cửi đưa thoi
Tôi ngồi tập vót nan đan “lếp” (2)
Bếp lửa khuya bốn mắt sáng ngời…

Rồi tôi đi biết bao xứ sở
Vẫn nhớ về Sông Mã quê em
Chợt thèm món món canh Bon ngứa cổ
Để thưởng người canh cửi đêm đêm.

(1) Lò Văn Cậy (1928 - 1994) nhà thơ Thái Quê Sốp Cộp, huyện Sông Mã
(2) “Lếp”: Giỏ đeo bên hông của gái Thái

Bài 5: NGỦ BẢN

* Người thức giấc giữa mây ngàn gió núi
Hồn ngỡ là bay với trăng sao
* Về kinh xa bản xa Mường
Đêm mơ tiếng suối bên giường chảy quanh.

Chao ôi, các cụ ta có câu “đêm năm (bằng) năm ở”… thế thì vào những năm 60 (thế kỷ 20) đêm ngủ ở bản Thái là lý tưởng nhất. Nhà sàn cao ráo, thoáng mát: Đầu gối núi, chân đạp sông… 1 anh bạn tôi (Phạm Văn Cống - quê Thanh Hóa) có 4 câu thơ vui về một thời hoang sơ để nhớ.

Về đây công tác xã Chiềng Hoa
Đêm đêm nằm gối thác Sông Đà
Bởi tiếng Thái Mèo chưa thông thạo
Phải người phiên dịch hóa “chuyên gia”

(Hóa chuyên gia)

* Cán bộ xuống “cắm bản” được xếp ngủ một gốc “Quản” đệm dày, chăn mới, màn 1 bộ đội xanh lá cây, thì cán bộ ai chả có 1 chiếc để chống muỗi Anôphen (phòng sốt rét), phong tục kiêng màu trắng (có tang)

Ngủ bản, đêm thao thức nhớ quê, lên ở cái xứ “trâu gõ mõ, chó trèo thang, nước giã gạo” với tiếng “chày đêm nện cối đều đều suối xa”, chập chờn với trăng nhòm qua vách liếp… Cách vài mét là màn đen cô em gái chủ nhà tuổi trăng tròn “kẻ xuộng xựa” (ngủ truồng) đêm nóng nhoài ra ngoài màn da thịt trắng ngần như thần vệ nữ.

Ngủ bản được nghe tiếng gà gáy sang canh, chim cu gù bên mái, lợn ủn ỉn dưới gầm sàn, ngựa gõ móng trong tàu ngựa, vài tiếng chim cú vang lên phía Pa heo (rừng ma) nghe ghê rợn…

Ngủ bản, khuya khuya khi bếp lửa đã tàn, vợ chồng nhà anh chị chủ yêu nhau làm tình cả mặt sàn nhẹ rung lên phấp phồng hơi thở…

Ngủ bản: Phía rừng xa vang về tiếng Nai tác, hoẵng kêu gọi bạn tình xao xuyến hồn trai chưa vợ.

Ngủ bản: Con mối vách (Thạch sùng) tặc lưỡi đuổi nhau như đang thở than “ai đó giầu như Vương Khải - Thạch Sùng cũng có phen tường xiêu, mái đổ…”

Ngủ bản: Hư hư thực thực, nhớ nhớ quên quên - rồi thiếp đi một giấc thanh thản sau một ngày lao động (đi nương, ra ruộng, đánh lưới trên sông, mệt mỏi, vô tư…)

Chao ôi, ai đó ở lầu son gác tía nơi Thủ Đô - Phố thị ồn ào hiểu sao được ngủ bản?

Và chao ôi, ai đó nghèo hèn culi, đĩ điếm nơi vỉa hè, gầm cầu có hay đâu ngủ bản?

Chao ôi, sung sướng gì bằng ai đó có tuần trăng mật ở bản? khi đôi lứa thanh tân lặng lẽ chui vào cái buồng màn đen kín mít đó là bóng đêm, huyền diệu “tay quờ tay, chân quặp chân, môi kề môi, thân đè thân với hơi thở nồng, đó là vườn địa đàng nơi nhà sàn bếp lửa “một mái nhà gianh hai trái tim vàng, một con suối nhỏ” để mà yêu, mà hiến dâng, mà thụ hưởng hương vị ngọt ngào thanh xuân bốc lửa…”

Ngủ bản, khi yêu đã mệt lử rồi… là êm đềm hơi thở giữa không khí trong lành, thanh bình… mà biết bao người (kể cả tỉ phú) mơ mà đâu dễ có được?

Ngủ bản, là duyên phận, là trời cho, như ta được kho báu mà ta đâu đã hiểu được?

Than ôi, tiếc thay, tiếc thay… được mấy ngày ngủ bản?!

N.K

(Còn tiếp)

(Theo Bản tác giả gửi Người Bạn Đường)
Tin liên quan:
Nguyễn Khôi: CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG 7-2019 (16.07.2019 19:43)
Nguyễn Khôi: Ba bài tứ tuyệt về Châu Mộc (04.11.2018 09:02)
Nguyễn Khôi: Chùm thơ Tết (05.02.2018 17:51)
Nguyễn Khôi: Du ngoạn sinh thái Sóc Sơn (07.01.2018 21:41)
Nguyễn Khôi: Nhớ Saint Petersburg (23.02.2017 17:53)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Sách cũ - CAO HUY THUẦN (07.08.2012 17:46)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Đan Mạch: Người Việt ở xứ sở của Nàng Tiên Cá
Người đàn ông Bodi sẽ uống sữa tươi, máu bò và không quan hệ tình dục trong suốt 6 tháng.
Cựu hoa khôi Sài Gòn Đặng Tuyết Mai: Lá rụng về cội...
Nguyễn Khôi: Cỗ thịt Chuột ở làng Đình Bảng
Cô gái Việt có mái tóc dài nhất ở CH Séc
Người Việt - phẩm chất và thói hư tật xấu: Một cuốn sách hấp dẫn
Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh
Về Hố Cao nghe hát then
Cầu Long Biên có đáng để bảo tồn?
Matxcơva - Thành phố của những điều vĩ đại
 
 
 
Thư viện hình