Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ năm,
01.06.2023 20:46 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 3
Số truy cập: 1696056
Tin tức > Văn hóa - Phong tục > Xem nội dung bản tin
Về Vân Hà xem vật cầu (Giang Châu - Vương Lâm)
[15.05.2012 03:26]
Xem hình
Trống thúc tức ngực, tiếng hò reo vang động cả một góc làng – đó là không khí trong 3 ngày hội làng Vân xã Vân Hà huyện Việt Yên, nơi có Hội vật cầu nước “độc nhất vô nhị”….

Tôi về Vân Hà vào 14 tháng 4 - ngày thứ 3 Vân Hà mở hội. (Hội vân Hà diễn ra trong các ngày 12, 13, 14, 15 tháng 4 âm lịch). Con đường làng xuyên qua các dãy nhà cổ, đưa chúng tôi đến tâm điểm của làng nơi có đền chính và cũng là nơi đang diễn Hội vật cầu nước. Hàng ngàn người đứng vây quanh sới nơi sẽ diễn ra trận vật cầu cuối cùng trong năm giữa giáp trên và giáp dưới. Không xa nơi tổ chức hội là bến nước sông Cầu, phía bên kia – bờ nam sông Cầu là Bắc Ninh.

Lệ đánh cầu nước của Vân Hà Đền có từ thời Đức thánh Tam Giang Trương Hống - Trương Hát – tướng của Triệu Quang Phục. Tục truyền rằng, khi mẹ chết, anh em Trương Hống, Trương Hát thường xuyên cắt cử nhau ra trông mộ. Một lần khi ra mộ mẹ, các ông đã bị bọn quỷ đen ở đầm quấy quả. Hai bên xung trận, cuối cùng bọn quỷ đen bị thua trận đã phải quy phục đức thánh Tam Giang và thường tổ chức vật cầu cho các ông xem.

Sân cầu

Sân cầu rộng 14 m, dài 18m đổ bùn, nước vừa phải do 4 cô gái gánh nước từ sông Cầu đổ vào. Hai đầu sân có hai lỗ tròn đường kính 60cm, sâu chừng 1 m. Khi diễn ra vật cầu, các trai cầu cố sức đưa quả cầu lọt vào lỗ cầu của đối phương là thắng cuộc. Quả cầu làm bằng gỗ mít sơn son, nặng chừng 20kg ngày thường vẫn để trên mâm bồng trong đền chính. Vào Hội mới được xin thánh đưa ra. Trong Hội vật cầu nước, thường ngày thứ nhất vật 2 cầu, ngày thứ hai vật 3 cầu và ngày cuối cùng 14/4  vật 4 cầu.

Tham gia vật cầu gồm 20 trai làng chọn từ 4 giáp trong làng. Việc tuyển chọn quân cầu được đặt ra rất khắt khe, đều phải là trai chưa vợ, khỏe mạnh, không có tang bụi, không có bệnh tật, dị tật, không có can phạm, can án. Tất cả quân cầu đều được huấn luyện 3 buổi chiều trước khi hội mở. Quân cầu cởi trần đóng khố, ngoài khoác áo dài the xếp thành bốn hàng dọc đứng trước sân quay mặt vào đền lễ thánh. Lễ xong, tất cả lại reo hò vang rộn. Lễ thánh xong, quân cầu được lên sân đền Chính để uống rượu trận. Họ ngồi xếp bằng trong 4 hàng, hai bên quay mặt và nhau, cỗ trận để ở giữa. Cỗ trận là các loại hoa quả như dưa hấu, vải và rượu đựng trong 4 mâm, mỗi mâm 4 bát, 4 đĩa. Tất cả đều dùng que tre vót nhọn để ăn. Vừa ăn, họ vừa cười nói vui vẻ.

Tranh cầu

Sau khi ăn cỗ trận, chiêng trống nổi lên ba hồi 9 tiếng, hội vật cầu chính thức diễn ra. Hội trai cầu được xếp thành 4 hàng ở trong sân cầu. Trống nổi lên, các trai cầu vào trận. Từ 20 quân cầu, vào trận mỗi bên chọn 8 người, còn lại là quân dự bị thay thế cho những trai cầu đuối sức. Lễ thánh, trai cầu làm các động tác hai tay đan vào nhau đặt trước bụng, giơ ngang tầm mắt, hai tay đan vào nhau đặt trước trán, cúi sát đất, quỳ gối, phủ phục 5 lần. Chuyển thành vòng tròn, các trai cầu tay trái giữ bụng, tay phải giơ cao đi vòng quanh sân cầu 5 lần vừa đi vừa hô vang phô trương thanh thế. Từ vòng tròn, quân cầu lại chia thành hai hàng và từ đây mỗi đội chọn 3 trai cầu làm lễ vật thờ trình thánh. Sau lễ vật thờ, giáp đương cai bê quả cầu từ đẳng để trước cửa đền Chính ra giữa sân cầu rồi nổi trống lệnh để vào vật.

Lúc này, các trai cầu nhận tiếng trống lệnh liền đứng dậy nâng cầu lên trên đầu vừa reo hò và tranh nhau quả cầu để đặt vào lỗ của bên đối phương.

Tranh cầu

Hội vật cầu (còn gọi là hội Khánh Hạ) vào ngày hoá của đức thánh, với ý nghĩa là hội mừng chiến thắng. Bên cạnh đó, vật cầu còn mang những mong muốn của cư dân trồng lúa nước, đó là tục thờ thần mặt tời, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Theo quan niệm của các cụ, bao giờ giáp trên cũng thắng, như vậy trên bảo dưới mới nghe. Nhưng cũng có người cho rằng bên thắng sẽ gặp may mắn phúc lộc cho cả giáp suốt năm đó nên các trận cầu luôn diễn ra rất quyết liệt.

Trong 3 ngày Hội vật cầu nước, trống thúc tức ngực, tiếng hò reo vang động cả một góc làng. Để ý mới thấy mọi người từ già đến trẻ vây quanh sới cầu ai cũng lấm lem bùn đất vì nước bùn bắn lên do trai cầu tranh cầu bắn tung tóe, nhưng ai nấy đều vui.

Lễ hội cầu nước Vân Hà Việt Yên vốn đã mai một, nhưng từ năm 2000 đã được Bộ Văn hóa thông tin hỗ trợ kinh phí khôi phục lại, và cứ 2 năm tổ chức qui mô lớn một lần. Đây là lễ hội độc nhất vô nhị ở Bắc Giang.

Châu Giang – Vương Lâm.  
                                                             

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Sách cũ - CAO HUY THUẦN (07.08.2012 17:46)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Đan Mạch: Người Việt ở xứ sở của Nàng Tiên Cá
Người đàn ông Bodi sẽ uống sữa tươi, máu bò và không quan hệ tình dục trong suốt 6 tháng.
Cựu hoa khôi Sài Gòn Đặng Tuyết Mai: Lá rụng về cội...
Nguyễn Khôi: Cỗ thịt Chuột ở làng Đình Bảng
Cô gái Việt có mái tóc dài nhất ở CH Séc
Người Việt - phẩm chất và thói hư tật xấu: Một cuốn sách hấp dẫn
Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh
Về Hố Cao nghe hát then
Cầu Long Biên có đáng để bảo tồn?
Matxcơva - Thành phố của những điều vĩ đại
 
 
 
Thư viện hình