Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 13:48 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1697206
Tin tức > Âm nhạc > Xem nội dung bản tin
Âm Nhạc Thời Phục Hưng
[17.10.2010 21:37]
Xem hình
Thời kỳ Phục hưng đánh dấu một giai đoạn hoàng kim trong lịch sử thế giới.

Những chuyến thám hiểm của Columbus và Francis Drake, tư tưởng khoa học tiến bộ của Galileo và Copernicus dẫn dắt nhân loại đến một chân trời mới. Các họa sĩ như Leonardo da Vinci và Michelangelo có ảnh hưởng rất lớn trong hội họa, cũng như Shakespeare nổi tiếng với các vở kịch và thơ.

Trong thời kỳ Phục Hưng, tầng lớp trung lưu phát triển mạnh. Ruộng đất không còn hoàn toàn thuộc về giới quý tộc. Dân số các thành thị gia tăng, người ta bắt đầu giải trí bằng xem kịch và nghe nhạc. Việc truyền bá, giáo dục âm nhạc được mở rộng hơn. Nhờ việc phát minh ra máy in năm 1450, những bản nhạc được in ấn hàng loạt và phổ biến rộng rãi đến mọi người. Cho đến năm 1600, những bản nhạc nổi tiếng đã được lưu truyền khắp châu Âu. Tầng lớp trung lưu đã có thể tự học chơi nhạc cụ, thông qua những quyển sách giáo khoa âm nhạc dạy thổi tiêu, đánh đàn lute và guitar.

Các nhạc sĩ nổi tiếng như Josquin des Prez và Giovanni Palestrina đi đầu trong công cuộc cách tân âm nhạc. Con người, chứ không phải Thượng đế, trở thành đối tượng chính trong âm nhạc. Các nhạc sĩ chuyển hướng sáng tác về phía công chúng. Kỹ thuật hòa âm đã làm thay đổi diện mạo nền âm nhạc.

Âm nhạc nhà thờ 

Âm nhạc nhà thờ thời kỳ Phục hưng là sự phát triển tự nhiên của thể loại bình ca. Dạng nhạc phức điệu 2 bè đơn giản cuối thời Trung cổ được mở rộng thành phức điệu 4 bè, trong đó mỗi bè đều quan trọng như nhau. Hình thức mới này được gọi là motet. Trái với thời Trung cổ, trong giai đoạn này âm nhạc được chú trọng hơn lời ca. Josquin des Prez và Giovanni Palestrina là hai nhạc sĩ nổi tiếng nhất của thời kỳ Phục hưng về thể loại motet. 

Trong giai đoạn này, âm nhạc bắt đầu trở nên hoa mỹ hơn. Những bản lễ ca (messe) và motet trở nên tinh vi, phức tạp hơn. Nhiều loại giọng được đưa vào, các chương nhạc trở nên dài hơn và cầu kỳ hơn. Các nhạc sĩ bắt đầu thích thể hiện phong cách hơn là truyền tải các thông điệp tôn giáo. Những vị lãnh đạo nhà thờ bắt đầu lo ngại thính giả sẽ không hiểu được tầm quan trọng của lời ca, và tại Hội đồng tôn giáo, họ đề nghị âm nhạc nhà thờ phải dùng để minh họa cho lời ca. Điều này đánh dấu cho sự khởi đầu của cấu trúc hài hòa giữa lời ca và giai điệu.

Âm nhạc thế tục 

Madrigal, những bài hát dành cho một nhóm nhỏ biểu diễn không nhạc đệm, đã trở thành thể loại nhạc thế tục phổ biến nhất. Thường nói về tình yêu, madrigal trở thành một phần quan trọng trong các dịp lễ hội đặc biệt. Người ta thường hát madrigal trong những bữa tiệc, đám cưới và thường có một đội hợp xướng họa theo. Cách hát này vẫn còn phổ biến đến tận ngày nay. 

Tác phẩm El Grillo của nhạc sĩ Josquin des Pres là một điển hình về những cách tân âm nhạc trong thời kỳ này.



Những cải cách 

Từ đầu thế kỷ 16, nhà thờ Tân giáo tách khỏi nhà thờ Công giáo kéo theo những thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt trong đời sống xã hội. Martin Luther muốn tất cả các tín đồ của ông cùng tham gia vào hoạt động âm nhạc. Vì vậy, trong những nhà thờ Tân giáo, người ta sáng tác những bài thánh ca cho mọi người cùng hát, chứ không chỉ dành cho dàn hợp xướng. Phong cách hợp xướng mới này là nền tảng cho những bài thánh ca ngày nay. Những bài thánh ca được viết cho người hát, nhưng 200 năm sau, Bach đã ứng dụng hình thức này vào những tiểu phẩm cho đàn organ. 

Có thể nói âm nhạc nhà thờ Thiên Chúa giáo thế kỷ 16 phát triển trên nền tảng của bình ca, còn âm nhạc nhà thờ Tân giáo  thế kỷ 17 - 18 phát triển từ thánh ca nhiều bè.

Khí nhạc 

Trong thời kỳ Phục hưng, các nhạc sĩ bắt đầu viết phức điệu cho nhạc cụ trình diễn. Những bài phức điệu này thường dành cho các vũ hội trong dinh cơ của tầng lớp quý tộc. Ống tiêu (recorder) và đàn lute là 2 nhạc cụ thông dụng nhất. Ống tiêu và đàn viol đủ kích cỡ diễn tấu thành từng nhóm gọi là consort. Những nhạc cụ khác của thời Phục hưng là đàn lute, kèn shawm, krummhorn, kèn trumpet và trombone loại nhỏ. Ngoài ra, nhạc cụ thường dùng để đệm cho người hát. Nhạc sĩ Joan Ambrosia Dalza đã viết 3 vũ khúc rất nổi tiếng, đó là Tasta la corde, Ricercar, và Calata.

Các nhạc sĩ tiêu biểu cho thời kỳ Phục hưng: 

- Jacob Arcadelt 
- Gilles Binchois 
- Jacopo da Bologna 
- William Byrd (1543-1623) 
- Francesca Caccini (1587-1640) 
- William Cornysh 
- John Dowland 
- Guillaume Dufay (c.1400-1474) 
- John Dunstable (c.1390-1453) 
- Giovanni Gabrieli 
- Carlo Gesualdo 
- Orlando Gibbons (1583-1625) 
- Heinrich Isaac 
- Orlando di Lasso (1532-1594) 
- Cristobal de Morales (c.1500-1553) 
- Jacob Obrecht (c.1450-1505) 
- Johannes Ockeghem (c.1410-1497) 
-Giovanni Pierluigi da Palestrina (c.1525-1594) 
- Michael Praetorius 
- Josquin des Prez (c.1440-1521) 
- Thomas Tallis (c.1505-1585) 
- John Taverner 
- Tomas Luis de Victoria (1548-1611) 
- Thomas Weelkes 
- Adrian Willaert
(Theo nhaccodien)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
KHÁT VỌNG MÙA XUÂN sống mãi cùng thời gian
Trường Phái Âm Nhạc Cổ Điển Vienna
Hương Giang - gương mặt nghệ sĩ trẻ
Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích: Kỷ lục gia giải thưởng âm nhạc thiếu nhi
Ca sỹ Ái Vân: ?20 năm da diết với quê nhà’
Âm vang những giai điệu Nga
Nhạc sĩ Huy Thục: Vẫn chưa trả hết nợ đời
Nửa thế kỷ "Tình ca Tây Bắc"
Ca sĩ Chế Linh sẽ hát "Chào xuân 2008’ ở quê nhà
Đi tìm bài hát Nga Xôviết
 
 
 
Thư viện hình