Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ tư,
29.03.2023 12:46 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Ba 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1669180
Tin tức > Văn học Nga > Xem nội dung bản tin
Nước Nga chưa bao giờ xa...
[21.04.2007 06:04]
Tiết mục của đêm khai mạc (Ảnh: Hy Lam)
Tiết mục của đêm khai mạc (Ảnh: Hy Lam)
Hương Lan

Có lẽ, chẳng đâu yêu nước Nga như Việt Nam. Từ một đứa trẻ cũng nghêu ngao "Kachiusa". Từ một người chưa hề "dính dáng" với nước Nga cũng thủ thỉ "Đôi bờ". Tình yêu ấy thật khó lý giải. Chỉ biết rằng, cho dù cách nhau một ngàn hay hàng ngàn cây số, thì với khán giả Việt Nam, nước Nga chưa bao giờ xa...


Đêm khai mạc Những ngày văn hóa Nga 2007 tại Việt Nam (17.4), hai chương trình lớn cùng lúc diễn ra khiến không ít người phân vân: xem phim Nga hay là nghe nhạc Nga? Và cuối cùng thì khán phòng Nhà hát lớn Hà Nội vẫn tấp nập.
Có lẽ dấu ấn của Gala Concert trong Những ngày văn hóa Nga 2001 hãy còn rất đậm đà. 6 năm. Khán giả Việt Nam đã phải chờ đợi quá lâu để được gặp lại những người nghệ sĩ Nga, những bài hát Nga, những điệu nhảy Nga, một nước Nga chưa bao giờ xa...
7 giờ 30, phía trước Nhà hát lớn, khán giả đã đến khá đông, dù nửa tiếng nữa mới tới giờ khai mạc. Những người tới đây hôm nay hầu hết đều có duyên nợ với nước Nga, và nếu không thì cũng từng bị Những ngày văn hóa Nga 2001 hút hồn. Những ngày văn hóa Nga 2007 vắng bóng hầu hết những gương mặt đã làm nên dấu ấn của Gala Concert 2001, thay vào đó là gần 50 tên tuổi khác của âm nhạc Nga: NSND Murad Annamamedov, Nghệ sĩ công huân Dmitri Trapeznikov, Nghệ sĩ công huân Marina Andreeva, Đoàn ca múa hàn lâm Quốc gia Dân gian Nga..., hơn một nửa trong số đó đã từng đoạt giải thưởng quốc tế lớn. Sự trân trọng ấy đã lý giải vì sao khán giả Việt Nam, ngoài mối thiện cảm lạ lùng với nước Nga, lại cứ nhớ mãi tới những người nghệ sĩ Nga, văn hóa Nga, dù
rằng mỗi năm có biết bao nhiêu đoàn quốc tế đến Việt Nam biểu diễn
Tuy thế, với những ai chưa quen nghe giao hưởng, thính phòng, có lẽ, những tác phẩm đầu tiên của chương trình hơi nặng: khúc Aria của bá tước Igor (nhạc kịch Bá tước Igor), khúc phóng tác từ nhạc kịch Chú gà trống vàng bé con, Khúc ca của cô bé tuyết (nhạc kịch Cô bé tuyết). Nhưng, khán giả vẫn chăm chú lắng nghe. Không có tiếng xẹt ghế, không có tiếng ho lơ đãng và không có tiếng chuông điện thoại. Nhưng rồi, rất chậm, rất chậm, người ta từ từ bị cuốn vào những giai điệu của Sóng nước mùa xuân (Rachmaninov), Con chim họa mi ( A.Alyabev)... Rồi, những giai điệu bỗng nhiên trở nên rất... quen tai. Cả khán phòng ồ lên. Nghệ sĩ công huân Nga Marina Andreeva đang hát Làng tôi. "Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung...". Chị hát Làng tôi say đắm, tự tin như thể đang hát Triệu đóa hồng. Hẳn ở đâu đó trên kia, nhạc sĩ Văn Cao cũng đang mỉm cười. Mariana cúi chào duyên dáng. Một lần, hai lần. Tiếng vỗ tay vẫn không dứt. Và rồi "Con cò cò bay lả lả bay la, bay từ là từ cửa phủ, bay ra là ra cánh đồng, tình tính tang...". Lần này thì còn hơn cả sự ngạc nhiên!
Khi mới cầm tờ chương trình trên tay, rất nhiều người tiếc nuối vì không thấy Đoàn ca múa nhạc quốc gia Bạch Dương. 6 năm trước, những thiếu nữ Nga xinh đẹp rạng rỡ như mặt trời buổi sớm, với điệu múa Cây bạch dương kỳ ảo đã để lại cho khán giả Việt Nam một ấn tượng rằng khó ai có thể thay thế được. Cảm giác ấy vẫn dai dẳng ngay cả khi các nghệ sĩ của Đoàn ca múa hàn lâm Quốc gia Dân gian Nga đã bước lên sân khấu. Thế nhưng, chỉ ít phút sau, mọi phép so sánh tự nhiên tan biến. Kalinka, Chiều ngoại ô Matxcơva, Kachiusa… đồng cỏ Nga, thảo nguyên Nga, ánh trăng Nga, tiếng tù và rúc vang trời. Chẳng ai có thể ngồi yên một khi những giai điệu thân thuộc ấy đã cất lên. Nó làm chân bạn rậm rịch. Nó khiến tay bạn tự dưng huơ cao. Và nó bắt tim bạn đập loạn xạ. Có lẽ, chẳng đâu yêu nước Nga như Việt Nam. Từ một đứa trẻ cũng nghêu ngao Kachiusa. Từ một người chưa hề "dính dáng" với nước Nga cũng thủ thỉ Đôi bờ. Tình yêu ấy thật khó lý giải. Chỉ biết rằng, cho dù 6 năm hay mười năm, cho dù cách nhau một ngàn hay hàng ngàn cây số, thì với khán giả Việt Nam, nước Nga chưa bao giờ xa.../

CĐQ (Theo http://www.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2007/4/19/189285.tno)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Chùm thơ ĐMITRI ĐVERI (06.02.2017 17:02)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Thơ tình nước Nga (P1) - Ngọc Châu dịch
Những nét khác thường trong ?Một con người ra đời’ của Macxim Gorki
Đại thi hào Nga A.Puskin: Ngực tròn vuốt nhẹ (Bài 2)
Tác giả ?Nhật kí trong tù’ trong một tâm hồn thơ Nga
Thơ tình nước Nga (P12): Aleksey Konstantinovich Tolstoi (Ngọc Châu dịch)
Đại thi hào Nga A.Puskin: Ngực tròn vuốt nhẹ (Bài 1)
Tiểu thuyết mới của Chinghiz Aitmatov
Thơ tình nước Nga (P6) - Sergay Exenhin - Ngọc Châu dịch
Chùm thơ dịch từ tiếng Nga của Tư Huyền
Ngày hội Puskin toàn Nga -
 
 
 
Thư viện hình