Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 13:18 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 1
Số truy cập: 1697197
Tin tức > Mỹ thuật > Xem nội dung bản tin
Chu Dạ Thảo – một năng khiếu hội hoạ của người Việt ở Ekaterinburg
[08.08.2010 15:33]
Xem hình
Năm 2009, trong một lần về thăm thành phố Ekaterinburg, thủ phủ của vùng Ural, tác giả Nguyễn Quỳnh Nga đã viết bài báo “Niềm tự hào của cộng đồng người Việt ở Ekaterinburg”, kể về gương học tập xuất sắc của hai anh em Chu Ngọc Minh – Chu Dạ Thảo. Bị chinh phục bởi bài báo ấy, nên năm nay, có dịp về thăm Ekaterinburg, tôi đã đến thăm gia đình anh chị Chu Thế Vinh – Hà Thị Trực, bố mẹ của hai cháu, để tìm hiểu thêm về hai nhân vật đặc biệt này.

Lần này, chúng  tôi không được gặp Chu Ngọc Minh. Cậu sinh viên Trường ĐH kiến trúc Ekaterinburg đang ở Việt Nam, tham dự Trại Hè xuyên Việt dành cho thanh niên sinh viên Việt Nam ở các nước trên thế giới do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức. Cả quãng thời gian học phổ thông lẫn đại học, Minh luôn thể hiện khả năng xuất sắc của mình, khiến cho bạn bè Nga và các thầy cô giáo nể phục. 11 năm liền, cậu là học sinh xuất sắc toàn diện, tham gia nhiều kỳ thi Olimpic của nhiều môn học và đạt thành tích cao, tốt nghiệp PTTH với Huy chương Vàng. Trong lễ  tốt nghiệp, chính thống đốc Rosen đã gắn Huy chương vàng lên ngực cậu học trò Việt Nam nhỏ bé này. Vào đại học, cậu luôn có thành tích vượt trội so với bạn bè cùng khoá. Thành tích của Chu Ngọc Minh đã được kể nhiều trong bài viết của tác giả Nguyễn Quỳnh Nga. Trong bài viết này, tôi muốn nói nhiều hơn về  Chu Dạ Thảo.

Chu Dạ Thảo trong phòng vẽ

Hôm tôi đến thăm, Chu Dạ Thảo  vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 15 của mình. Cháu sinh năm 1995, hiện là học sinh lớp 8 của Trường PTTH (Gimnazia) số 2 - Thành phố Ekaterinburg. Thảo luôn ngưỡng mộ và thường lấy tấm gương học tập của anh trai mình để phấn đấu  noi theo.

Trong tất cả các môn học, Thảo say mê nhất môn Ngoại ngữ. Ngoài tiếng Nga là thứ tiếng bắt buộc phải thành thạo như tiếng mẹ, Thảo mê nhất môn học tiếng Anh. Gần đây, cháu lại còn bắt đầu học thêm tiếng Pháp. Hầu hết các kỳ thi Tiếng Anh “British Bulldog” hàng năm ở cấp Trường, cấp Thành phố và Vùng,  Thảo  đều đăng ký tham gia và thường chiếm giải Nhất ở trường và đứng hạng thứ cao của toàn vùng.

Bằng chứng nhận tham gia thi Tiếng Anh British Bulldog - Vị trí: Nhất trường, thứ 14 toàn vùng

Thảo là học sinh giỏi toàn diện  các môn. Tổng kết  hàng năm, bảng điểm của Thảo toàn điểm 5 (thang điểm cao nhất của Nga) và năm nào cũng nhận được giấy khen của nhà trường.  Năm học 2009, căn cứ vào thành tích học tập và tham gia các kỳ thi Olimpic  ở trường Phổ thông Nga, ĐSQ Việt Nam tại LB Nga tặng giấy khen cho Chu Dạ Thảo.

Mặc dù Thảo nói say mê nhất của cháu không phải là môn Vẽ, nhưng  tôi lại ấn tượng nhiều  đối với những thành tích trong Hội hoạ của Thảo hơn là Ngoại ngữ. Tất cả kiến thức về Hội hoạ của cháu chỉ là những giờ học Vẽ quy định của trường Phổ thông, chứ chưa được học một trường năng khiếu Hội hoạ chính quy nào, nhưng những bức vẽ của Thảo lại bộc lộ một năng khiếu sáng tạo bẩm sinh.

Giấy khen thành tích xuất sắc trong học tập năm học 2009-2010

Tháng 2 năm 2009, tại thành phố Ekaterinburg có một Goncour  mang tên “Sự hấp dẫn trong các truyện ngắn của Bazov”, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của nhà văn xuất sắc người Nga sinh trưởng tại Ural,  Pavel Petrovich Bazov. Các thầy cô giáo đã khuyến khích Chu Dạ Thảo (đang học lớp 7) dự thi. Thảo  tham gia cuộc thi bằng bức tranh “Bông hoa đá”, dựa theo câu chuyện cùng tên của nhà văn Bazov. Đây là bức tranh có hình ảnh độc đáo, đẹp cả về bố cục lẫn phối màu. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy hình ảnh con Kỳ nhông  lẫn trong màu lá của cây Hoa đá  trong bức tranh.  Bức tranh gợi cho ta sự liên tưởng đến quy luật sinh tồn của tự nhiên. Bức tranh ấy của Dạ Thảo đạt giải Ba, được trưng bày tại “Nhà các Hoạ sĩ” của thành phố.

Bức tranh Bông Hoa đá của Chu Dạ Thảo - Giải 3

Chu Dạ Thảo và các bạn thiếu niên có tranh dự thi theo truyện ngắn của Bazov được giải thưởng

Cũng trong năm 2009, Thảo tham gia Phertival Ngày văn hoá Nhật Bản tại vùng Ural lần thứ 28, do Hội Nga - Nhật tổ chức. Bức tranh của Thảo đã đoạt Giải Ba. Mặc dù  chưa có điều kiện để hiểu biết nhiều về nền văn hoá xa lạ này, nhưng bức tranh của Thảo đã chinh phục được Ban Giám khảo với hình ảnh cô gái Nhật, trên cái phông điểm hoa Anh đào và lối kiến trúc đặc trưng của đất nước Phù Tang

Bức tranh Thành phố Nhật Bản (2009) - Giải 3

Năm 2010  vừa rồi, Quận “Đá quý vùng thượng sông Iset” tổ chức Phertival Nghệ thuật Thiếu nhi “Bumaznaia Planheta” (Hành tinh giấy) lần thứ 14. Đây là cuộc thi độc đáo. Thí sinh không vẽ trước ở nhà, mà là vẽ tuỳ hứng tại chỗ trong cuộc thi. Ban Giám khảo đưa ra những hình vẽ nhỏ cắt sẵn, cho mỗi  thí sinh tự chọn một hình theo ý thích, đặt hình đó vào tờ giấy vẽ của mình, trên cơ sở đó phát triển thành bức tranh tuỳ theo trí tưởng tượng của mỗi người. Ban đầu, Thảo  dùng bút vẽ phác thảo những phần chính của bức tranh, rồi cuối cùng, cô bé đã dùng ngón tay quết màu để hoàn chỉnh bức vẽ của mình. Bức tranh trừu tượng của Thảo đã đoạt giải Nhất. Tất cả những hình ảnh của tiến trình cuộc thi ấy, đã được cô giáo của Thảo chụp lại làm tư liệu…

Dùng ngón tay thay cây cọ để hoàn chỉnh bức tranh trong cuộc thi


Bức tranh Trừu tượng - Giải Nhất (2010)

Hiện nay, cả ba bức tranh đoạt giải của Thảo đều được lưu giữ tại Nhà trường.

Các giấy khen, chứng nhận giải thưởng của Chu Dạ Thảo

Thành tích học tập của hai cháu Minh – Thảo không phải ngẫu nhiên. Bố mẹ hai cháu - anh Vinh và chị Trực - đều là những trí thức, từng là sinh viên giỏi của hai Khoa Sử và Văn tại ĐHTH Hà Nội, được chọn sang Nga học tiếp Đại học tại Kadan.  Trong những năm mưu sinh ở Nga, họ đã gánh chịu mọi khó khăn, dồn hết tâm sức của mình  dành cho các con điều kiện học hành tốt nhất. Bởi họ nghĩ hai đứa con thành đạt là tài sản lớn nhất của mình. Không chỉ dành điều kiện vật chất cho các con ăn học, mà cái chính, họ còn là người hướng dẫn cho các cháu hình thành quan niệm đúng đắn về mục đích của việc học tập, tạo cho các cháu sự say mê học tập mà không cần người lớn thúc ép, tôn trọng và khuyến khích các con lựa chọn con đường đi theo sở thích của chúng…

Châu Hồng Thuỷ

(Theo mekongnet.ru)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Lê Thanh Minh: Giai thoại (13.10.2017 21:21)
Chia tay Nguyễn Sáng (30.12.2013 19:05)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Giới thiệu tranh: Chơi ô ăn quan
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
Tranh lụa Trung Quốc và Việt Nam - tương đồng và khác biệt
Mĩ thuật đương đại ở ba trung tâm văn hóa nước ngoài tại Hà Nội
Mỹ thuật Việt Nam: Dần nhạt nhòa bản sắc
Không phải cứ không quần áo là art nude
Henri Matisse - Sinh ra để đơn giản hoá hội họa
Danh họa Picaxo và những cuộc tình khơi nguồn sáng tạo
Từ phiên dịch tiếng Nga trở thành họa sỹ
Những cuộc tìm kiếm mới trong mỹ thuật hiện đại thế giới - Võ Văn Lạc
 
 
 
Thư viện hình