Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 13:50 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1697206
Tin tức > Trang Văn người Việt ở các nước khác > Xem nội dung bản tin
Gặp các nhà văn Mỹ ở hải ngoại
[06.04.2007 04:06]
Sau khi ở Boston vài ngày, giáo sư Nguyễn Bá Chung (Đại học Massachusetts) bảo tôi, đã đến Mỹ nên tranh thủ gặp gỡ các nhà văn Việt kiều để biết cuộc sống và hoạt động văn học của họ như thế nào. Ông nhẩm tính cho tôi, thì ra số nhà văn người Việt sinh sống ở Mỹ cũng khá đông. Họ sống tập trung tại một số tiểu bang, như Massachusetts trung tâm các trường đại học, California nơi phần đông Việt kiều cư ngụ, và thủ đô Washington trung tâm chính trị của nước Mỹ.


Ở nhà hoạ sĩ Nguyễn Khôi tại Boston, được gặp một số nhà văn tôi mới biết tất cả các cây bút sáng tác văn học là Việt kiều ở Mỹ đều có liên lạc với nhau. Họ cứ gọi điện cho nhau từ Boston đi khắp các nơi, báo cho nhau biết có nhà thơ từ bên nước sang sẽ ghé thăm. Cứ là vui như tết... Hoạ sĩ Nguyễn Khôi còn nhắn tôi lúc nà trở về Việt Nam thì nhớ bảo họa sĩ Lương Xuân Đoàn gửi cho ông cuốn Tiếp giáp với nghệ thuât của Thái Bá Vân. Thế mới biết anh em văn nghệ sĩ ở hải ngoại vẫn luôn quan tâm đến bạn bè, đồng nghiệp ở trong nước.
Một bữa ở Washington, trời đã tối. Đứng dưới cột đèn sáng trưng chờ anh Trần Nghi Hoàng đến đón mới thật sự thấm tháp tình cảm của anh em văn nghệ sĩ Việt kiều dành cho tôi. Không để tôi phải đợi lâu, gọi điện thoại sau hai mươi phút anh đã có mặt. Gặp nhau là vui. Là cười. Là hát. Là đọc thơ... Trên xe anh để lộn xộn vài tờ báo. Anh nói bằng giọng Bến Tre là mới đi giao báo xong. Tự mình anh làm một tờ báo riêng bằng tiếng Việt. Tuần ra một kỳ. Báo có tên là Lẽ phải dành cho người Việt đọc. Tôi cầm giở ra xem, báo dày tới 64 trang, in cả truyện ngắn, thơ, tranh hài hước, bài viết về văn học hải ngoại và văn học trong nước... Anh bảo tờ báo đó đã đem lại thu nhập chính cho gia đình anh. Số Tết Nguyên đán năm nào cũng in dày 164 trang, tăng 100 trang để phục vu bà con. Một mình làm một tờ báo cũng vất vả lắm, mỗi số in hơn hai ngàn tờ. Tự mình đảm nhiệm hết các vai trò: phóng viên, biên tập viên, họa sĩ trình bày, chủ bút, chạy quảng cáo, phát hành... Một mình làm thì có thu nhập khá nhưng nếu thêm mấy người làm thì chẳng nhằm nhò gì. Cốt ăn ở phần quảng cáo, số nào anh cũng chạy quảng cáo gần nửa số trang. Vợ anh là nhà văn Hoàng Thị Bích Ty. Hai anh chị có ba cậu con trai đều nói tiếng Mỹ thạo hơn tiếng Việt. Chị Hoàng Thị Bích Ty chuyên kinh doanh hoa tươi và viết tiểu thuyết. Hai vợ chồng rất tâm đầu ý hợp, thường giúp nhau trong sáng tác và công việc kinh doanh. Họ đã cùng in chung tập Yellow ma ma và những bài thơ riêng với những truyện ngắn và những bài thơ tặng nhau từ thuở đang yêu cho đến bây giờ.

Anh Trần Nghi Hoàng dù có đi chơi đâu cũng không quên ngày ra báo. Anh luôn cho báo ra đều đặn, đúng kỳ để giữ lòng tin với người đọc. Đến nhà anh Hoàng chị Ty một lúc là bạn bè văn chương kéo đến chơi rấ đông. Có người từ lâu đã nghe tên nay mới được gặp. Có người thì đã quen biết rồi. Các anh Trương Vũ, Nguyễn Ngọc Bích, Ngô Vương Toại cùng các chị Trương Anh Thụy, Nguyễn Thị Thanh Bình và một số anh chị nữa... Riêng với anh Trương Vũ tôi đã gặp từ lần đầu đến Washington. Anh là nhà khoa học, là tiến sĩ vũ trụ phụ trách không gian của trung tâm vũ trụ Nasa. Xuất thân là nhà khoa học tự nhiên nhưng anh có nhiều thành công trong sáng tác và phê bình nghiên cứu văn học. Gặp nhau chào hỏi nhau, nói đủ thứ chuyện rồi kéo nhau ra quán Việt. Trước khi chia tay nhà thơ Trần Nghi Hoàng không quên tặng tôi tập thơ Anh có thực sự muốn thành một bồ tát và cuốn Yellow ma ma và những bài thơ riêng. Chị Hoàng Thị Bích Ti vợ anh thì tặng tiểu thuyết Khi loài sâu biết khóc và cuốn phiếm luận Nhà văn, những con người yếu đuối. Chị Trương Anh Thuỵ tặng cuốn tiếu thuyết mới Chuyển mùa dày hơn 600 trang. Chị Nguyễn Thị Thanh Bình tặng tiểu thuyết Dấu ấn, trên bìa sau của tập sách chị ghi Chưa tiện khai tử mình. Cũng chưa phỏng đoán được năm tử, nhưng hy vọng sẽ được bỏ nắm xương tàn ở quê nhà. Người làm tôi nhớ nhất là anh Nguyễn Ngọc Bích. Anh đã ngoài tuổi bảy mươi nhưng vẫn còn tráng kiện và luôn say sưa nói về nghề. Dưới thời chế độ Sài Gòn anh làm Tổng giám đốc thông tấn xã của Việt Nam cộng hoà. Anh bảo bây giờ ở trong anh chỉ có một con người nhân văn và luôn mong muốn làm những việc có ích cho văn hóa dân tộc. Quỹ thời gian của anh cũng không còn nhiều nữa, nếu mà không tranh thủ tìm hiểu và giới thiệu văn học cổ kim của Việt Nam với bạn bè thế giới thì sẽ chẳng còn lúc nào để làm. Tôi không khỏi bồi hồi khi anh nắn nót viết lời đề tặng cho tôi trên trang nhất cuốn Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều mà anh vừa dịch sang tiếng Anh với dòng chữ Kính tặng nhà thơ Dương Thuấn - Một nhà thơ đã đến với một nhà thơ. Tôi càng không khỏi ngạc nhiên khi anh tặng tiếp cuốn thơ Rubaiyát của Omar Khayyam (1048 - 1131), một nhà toán học, thiên văn học, triết gia Ba - tư mà anh vừa dịch sang tiếng Việt. Anh còn tặng thêm các cuốn sách do anh khảo cứu, hiệu đính, dịch sang tiếng Anh như Thơ Hồ Xuân Hương, Tết Việt Nam... Các anh chị kể cho tôi nghe rất nhiều về hoạt động của các nhà văn hải ngoại. Anh Trần Nghi Hoàng còn lôi từ trên giá sách của mình xuống cho tôi xem cuốn Truyện thơ Nôm Tày. Anh bảo ước gì anh cũng có điều kiện như tôi để được nghiên cứu sâu về nó... Gặp nhau chúng tôi nói đủ thứ chuyện, nhưng quanh đi quẩn lại rồi cũng vẫn quay về chuyện văn chương. Tôi kể cho các anh chị về văn học ở trong nước, về các thế hệ nhà văn, về tác giả trẻ, tình hình dịch thuật... Mặc dù là thời đại thông tin nhưng ở hải ngoại các anh chị vẫn muốn được nghe thông tin trực tiếp. Nếu chỉ tìm hiểu qua internet thì e không được trung thực và đầy đủ.
Các anh chị cũng rất quan tâm về tình hình thay đổi ở trong nước như chính trị, kinh tế, ngoại giao, đường lối, chính sách... Chị Trương Anh Thuỵ bảo kỳ này Việt Nam được vào WTO thì chị cũng ăn mừng, chị chia xẻ cùng tôi tin vui đó. Mấy ngày ở Washington, tôi luôn nhận được sự chăm sóc chu đáo và tình cảm quý mến của các anh chị. Các anh chị lần lượt đến tôi đến thăm nhà, sau đó lại đưa tôi đi thăm thú các nơi, ấm áp, thân tình như anh em ruột thịt. Gặp gỡ giao lưu cùng các anh chị, tôi thực sự cảm phục về tinh thần miệt mài lao động sáng tạo và lòng yêu nghề. Cả những người thân trong gia đình cũng hết lòng vì văn học giống như các anh chị. Chị Trương Anh Thuỵ còn đưa tôi đến thăm Nhà xuất bản Cành Nam mà chị là chủ bút. Đó là một trong những nơi xuất bản nhiều sách văn học nhất để phục vụ bà con Việt kiều... Một kỷ niệm khiến tôi không bao giờ quên là buổi sáng tôi trở lại Boston. Chị Hoàng Thị Bích Ty đã dậy rất sớm để nắm cơm cho tôi. Chị cho cơm và thức ăn vào cặp lồng, bảo tôi mang đi ăn đường. Sự chu đáo của chị làm tôi vô cùng xúc động. Tôi thấy như có gì rưng rưng trong lòng. Ở nước Mỹ cực kỳ tiện nghi, không thiếu một thứ gì nhưng mà chị thương tôi , sợ tôi không quen ăn đồ Mỹ nên chị nắm cơm cho. Việc làm của chị ở giữa thành phố Washington hiện đại khiến cho tôi không khỏi nhớ về thuở thiếu thời xa xưa sống ở một bản nhỏ vùng núi cao Bắc Kạn. Ngày đó tôi đi học xa, sáng sáng mẹ thường dậy thật sớm nắm cơm cho tôi những hôm nào học muộn... Tôi thấy lúc bàn luận về công việc sáng tác chị thẳng thắn và mạnh mẽ là thế, còn trong tình cảm chị chu đáo chẳng ai bằng. Tôi bất giác thốt lên, chị Bích Ty ơi, chị sống xa Việt Nam lâu lắm rồi mà sao tình người Việt Nam trong chị vẫn còn vẹn nguyên như cũ. Tôi sẽ phải khắc sâu vào tim óc về tấm lòng của chị. Đó là một tấm lòng trong vạn tấm lòng của kiều bào ta sống trên đất Mỹ.
Mỗi bước tôi đi, mỗi ngày tôi sống trên đất Mỹ đều nhận được sự săn sóc của các anh chị nhà văn Việt kiều. Đi tới đâu tôi cũng nói với mọi người, chị Bích Ty là một phụ nữ Việt kiều xinh đẹp và chị chỉ làm những điều tốt đẹp. Dù khi chị viét văn hay khi chị kinh doanh tiệm hoa, cả hai việc ấy đều làm cho cuộc đời thêm đẹp. Dưới đêm trăng Washington nghe tôi hát Then, chị nghe rất say mê và bảo lần đầu tiên trong đời chị được nghe hát Then của người Tày. Không ngờ điệu nhạc và lời then lại quyến rũ lòng người đến thế. Còn một kỷ niệm với nữ nhà văn trẻ Nguyễn Thị Thanh Bình, chị luôn yêu cầu tôi đọc đi đọc lại bài thơ Đàn ông có ba quả tim. Không biết tôi đã phải đọc đi đọc lại bao nhiêu lần bài thơ bốn câu đó. Đàn ông có ba quả tim /Một quả cất để ở nhà / Một quả mang trong lồng ngực / Một quả đem giấu ở vườn hoa. Chị nói cần phải thay câu cuối cùng bắng câu Một quả đem giấu ở Washington...

Còn ở California, khi đến Đại học San Francisco hay khi đến nhà anh Vũ Huy Quang, giáo sư Chung Hoàng Chương bao giờ cũng sẵn sàng đưa đón. Buổi chiếu đến nhà anh Vũ Huy Quang, tôi hỏi anh Quang và chị Trường chắc không nhớ tôi rồi. Anh chị chẳng nói gì chỉ cho tôi bức ảnh to treo ở giữa phòng. Đó chính là bức ảnh mà anh đã chụp bọn tôi đến nhà anh từ mấy năm về trước. Anh chỉ cho tôi từng người trong đó: Tạ Duy Anh, Trần Anh Thái, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Trương Nam Hương, Nguyễn Việt Hà... Anh chưa quên một ai trong bức ảnh đó. Anh bảo dạo này thấy tôi gầy và đen hơn trước. Nhưng đã đến nhà anh thì cứ thoải mái. Thích ăn gì thì ăn. Muốn chơi gì thì chơi. Không nên khách sáo. Bên cạnh bức ảnh là một tờ giấy khổ A4 ghi mấy dòng chữ Việt, dưới mấy dòng chữ đó là chữ ký của nhà đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn. Đạo diễn điện ảnh, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn từ Việt Nam đến California chiếu phim gần hai tháng, lúc về đã để lại những dòng chữ đó để cảm ơn anh Quang và chị Trường. Các nhà văn nhà thơ từ bên Việt Nam sang, nếu đến California đều đến nhà anh chị. Ai cũng đều nhận được sự đón tiếp và giúp đỡ rất tận tình. Anh Quang cũng cho biết các ông Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy cũng đều đã từng đến nhà anh.
Các nhà văn ở Califomia cũng giống như ở các nơi khác, hầu như ai cũng làm thêm một nghề ngoài nghề văn. Chị Trường làm chủ một quán cơm Việt Nam. Chị Lê Thị Thấm Vân thì làm chủ quán phở. Vợ chồng anh Nguyễn Xuân Hoàng và chị Vy thì ra một tờ báo riêng. Chồng là chủ bút, vợ là Tổng biên tập. Nhà phê bình nghiên cứu Đào Trung Đạo đã nghỉ hưu thì viết giới thiệu văn học trong nước và văn học hải ngoại trên các báo...
Những nhà văn gốc Việt sống trên đất Mỹ mà tôi đã gặp, ở họ luôn toả ấm một tình người nồng hậu. Họ còn giống nhau trong việc giữ gìn văn hoá Việt và hết lòng yêu quê hương đất nước.

Dương Thuấn
(Theo Báo Văn Nghệ)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Đỗ Quyên: Đẻ sách (25.01.2019 15:44)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
NHÀ VĂN NỮ LỆ HẰNG - VIỆT KIỀU ÚC: Viết rất là khổ cực!
VĂN HỌC VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Anh hoa phát tiết ra ngoài - Trần Thị Bông Giấy (Hoa Kỳ)
Mùa thu vàng
Vĩnh biệt Võ Thị Thu Trang
Quyên
Phạm Tiến Duật đây là một con đường
TS Thái Kim Lan và tủ sách Tuyển tập văn học Đức - Việt
THĂM TRƯỜNG M. GORKI
Chuyện tình của cha tôi - họa sĩ Nguyễn Thiệu
 
 
 
Thư viện hình