Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 15:09 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 1
Số truy cập: 1697244
Tin tức > Nghiên cứu-Phê bình-Chân dung > Xem nội dung bản tin
Nguyễn Bảo Sinh-nhà thơ dân gian có chất “Bút Tre”
[18.10.2009 02:59]
Xem hình
Lê Tự
Gần 70 tuổi, nhưng tâm hồn Nguyễn Bảo sinh còn trẻ lắm. Ông tiếp khách chỉ bằng thơ và cười. Những nụ cười của ông nhiều khi trắng phớ, lúc lại mỉa mai, lúc lại tự riễu chính mình, riễu đời như thể là con cháu nhà AQ vậy.




Gần 70 tuổi, nhưng tâm hồn Nguyễn Bảo sinh còn trẻ lắm. Ông tiếp khách chỉ bằng thơ và cười. Những nụ cười của ông nhiều khi trắng phớ, lúc lại mỉa mai, lúc lại tự riễu chính mình, riễu đời như thể là con cháu nhà AQ vậy.

Hiện nay, nhiều nhà thơ in tác phẩm ra chỉ để biếu cũng không xong, thế mà Nguyễn Bảo Sinh lại bán được thơ mình bằng những cuốn bỏ túi phô tô mới tài! Có lẽ người đời đã chán đọc những loại thơ đạo mạo, ngân nguốc, nịnh đầm,  mơn trớn… rồi nên tìm đến Nguyễn Bảo Sinh để thưởng thức một “loại” thơ khác hơn: thắng thắn, châm chọc, cười cợt, ngô ngê… theo một dòng tư duy ngược để nói xuôi. Có người gọi Nguyễn Bảo Sinh là đệ tử Bút Tre, là hậu duệ Bút Tre, còn tôi thì gọi Nguyễn Bảo Sinh là nhà thơ có “chất bút tre” trong người.

Nhiều năm nay, trong nhân gian người ta thường truyền khẩu nhau đọc những câu thơ rất ngộ nghĩnh, vui vui, thậm chí đọc xong thì cười phớ lớ nhưng mang hàm ý sâu sa sự đời, như:

Ra đường sợ nhất công nông

Về nhà sợ nhất vợ không nói gì.

Hoặc:

Vợ là cơm nguội nhà ta

Nhưng là phở tái thằng cha láng giềng.

Bánh mỳ phải kẹp Pa tê

Đàn ông phải có máu dê trong người.

Làm trai cho đáng lên trai

Đi chơi trong túi có vài cái bao…

Xin thưa, những câu thơ trên đây là của Nguyễn Bảo Sinh đấy. Chính vì thế mà những cuốn thơ mini của ông được phô tô vẫn có người hỏi mua để đọc cho đỡ buồn.

Ông Nguyễn Bảo Sinh

Nguyễn Bảo Sinh, suốt thời trai trẻ là lính phục vụ trong Quân chủng Phòng không không quân, từng cùng đơn vị với nhà thơ nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Trong quân đội ông từng làm công tác tuyên truyền nên có rất nhiều bài viết và sáng tác thơ được đăng tải trên báo chí. Sau khi rời quân ngũ, Nguyễn Bảo Sinh chuyển sang vẽ truyền thần và tiếp tục làm thơ. Hiện ông đã làm được gần 2000 bài với nhiều chủ đề, trong bút pháp của ông có “chất bút tre” nên rất được bạn đọc yêu thích. Đặc biệt là cách nói ngay, nói thẳng, có sao nói vậy, và thủ pháp so sánh theo triết lý “trong âm có dương, trong dương có âm” của người phương đông đã làm thơ ông khác biệt với bất cứ tác giả thơ nào hiện nay. Nói về tình cảm giữa những người khác giới, ông viết:

Trong mơ dâm chỉ là dâm

Ngộ ra mới biết trong dâm có tình

Trong mơ tình chỉ là tình

Ngộ ra mới biết trong tình có dâm.

Ông là người thường xuyên giao lưu với các nhà thơ nên hiểu họ lắm. Có những ông thơ văn chỉ thuộc loại bậc trung trung nhưng hay khoe khoang mình và chê bai văn chương người khác. Ông viết về khía cạnh này:

Đêm nằm nghĩ mãi không ra

Tại sao thằng ấy lại là nhà thơ!

Lại thêm:

Ai cũng làm được nhà thơ

Ai cũng có thể “cù sơ” của mình.

Vâng những câu thơ quá là mộc mạc, như thể nhặt được ngoài bờ tre ruộng lúa nhưng lại phảng phất sự phê phán về lối sống với ý nghĩ răn đời rất nghệ.

Nói đến thơ và cuộc sống văn nghệ hiện nay đã có những góc không còn thật vô tư nữa, có người văn chương bình thường nhưng cố in mấy tập sách rồi “chạy chọt” để xin vào hội này, hội nọ lấy oai. Những cuộc thi văn chương cũng bị tiêu cực chi phối đối với ban giám khảo, thế nên có những tác phẩm được giải hẳn hoi nhưng không được bạn đọc công nhận. Nguyễn Bảo Sinh viết:

Muốn đuổi khách ra khỏi nhà

Đọc thơ được giải họ ra tức thì.

Đối với những tác phẩm văn chương đích thực, Nguyễn Bảo Sinh trân trọng lắm, ông đã hài hước đem so sánh với các bà vợ:

Vợ vừa cưới xong đã thành đồ cổ

Thơ hay, không thấy cũ bao giờ.

Là người làm thơ nên ông hiểu lắm cuộc sống của nhà thơ, đa số họ còn nghèo lắm. Có những nhà thơ vì đam mê đã cầm sổ đỏ vay ngân hàng cả chục triệu đồng để in thơ, in xong đem biếu cũng không đắt, còn món nợ thì vẫn phải è cổ ra trả lãi hàng tháng cho ngân hàng. Thế nên ông Sinh mới viết:

Muốn cho trộm chằng đến nhà

Đề vào trước cửa “đây là nhà thơ”.

Ngồi nói chuyện với Nguyễn Bảo Sinh thích nhất là nghe những nhận xét thẳng thắn của ông. Những quan niệm, nhìn nhận, đánh giá của ông thường  thuộc về phe “số ít”. Tuy nhiên những điều ông phê phán một cách dân dã hoặc rút ra kết luận cho một hiện tượng cuộc sống cũng làm không ít người “thành kiến “ với ông. Nói về hiện tượng chạy chức quyền hiện nay, ông viết:

Ghế thì ít đít thì nhiều

Cho nên đấu đá là điều tất nhiên

Ba lạng ở chốn động tiên

Thừa chỗ đủ để cỡi lên vạn người.

Tình yêu, tình cảm gia đình là một mảng sáng tác quan trọng của Nguyễn Bảo Sinh. Trong những tập thơ của ông, thỉnh thoảng lại xuất hiện một bài về mảng cuộc sống này. Có bao nhiêu nhà thơ đã viết về tình ái giữa những người khác giới, liệu có ai viết như ông:

Vĩ nhân quân tử trên đời

Bên em cũng chỉ là người đàn ông.

Vâng, nói như thế thì toạc móng heo” ra còn gì, suy cho cùng thì trên thế gian này chỉ có người đàn ông và người đàn bà mà thôi, và người ta yêu nhau là vì cái chất đàn ông là chính chứ có phải vì  chức tước vai vế gì đâu. Còn hiện tượng “ngoại tình” thì ông rút ra kết luận:

Đàn bà lưu luyến tình xưa

Đàn ông say đắm tình vừa mới quen.

Đối với cuộc sống vợ chồng nhiều khi khó hiểu:

Im lặng vợ bảo giận gì

Tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ.

Hoặc:

Thế gian được vợ hỏng chồng

Muốn chồng chung thủy vợ đừng chính chuyên.

Nghe hai câu thơ này có vể buồn cười, nhưng sự đời nhiều khi lại thế đấy. Nhiều bà áp dụng chiêu “ăn nem” để ngăn chặn chồng “ăn chả.
Nguyền Bảo Sinh là người rất trân trọng vợ, đã từng viết:

Vợ là thánh chỉ vua ban

Có sao dùng vậy miễn bàn đúng sai.

Ấy thế mà ông đã từng một lần bị vợ bỏ theo giai đấy. Những năm tháng biền biệt trong quân ngũ của ông đã làm vợ không chịu được cô đơn và thiếu “hơi giai” nên phản bội chồng. Chính vì thế mà bây giờ Nguyễn Bảo Sinh càng “kính trọng” vợ.

Đối với Nguyễn Bảo Sinh, làm thơ còn để răn mình, tự đánh giá bản thân một cách chính xác, không bị sa vào những lời khen phỉnh nịnh để ngộ tưởng bản thân giữa cuộc đời. Làm người thì phải hiểu mình là ai, nếu không hiểu được chính bản thân thì cuộc đời sẽ luôn treo trên mây trên gió:

Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn

Cho nên được gọi là khôn hơn người

Em xinh đâu bởi nụ cười

Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn.

Trong cuộc đời này, sự tham vọng đã trở thành “bệnh hoạn” không thể kiểm soát. Lòng tham vô đáy đang đẩy loài người đến sự mê muội, tranh dành, cướp giật bằng mọi giá, là nguyên nhân sự suy thoái và hèn mọn. Nếu con người không biết thế nào là đủ thì sẽ không có những hành động từ bi. Nguyễn Bảo Sinh-một tín đồ đạo phật tự vấn an mình trước thế giới vật chất thuần túy:

Rồi sẽ hiểu ít nhiều đều là đủ

Trẻ hay già vô nghĩa trước mai sau

Vua ôm ấp bao cung tần mỹ nữ

Sướng gì hơn người cùng khổ ôm nhau.

Thơ Nguyễn Bảo Sinh đang đi vào cuộc sống đời thường một cách tự nhiên, không gò ép vì thơ ông chính là cuộc sống. Từ ông bác học đến bà buôn thúng bán mẹt đều tìm thấy cho mình một chút gì đó trong một vài câu thơ của ông. Xin thay mặt đọc giả báo Pháp luật & Xã hội chúc ông tiếp tục làm thêm nhiều câu thơ mới cho đời.

(Bản viết tác giả Lê Tự gửi cho NBĐ)

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Lặng lẽ Nguyễn Thành Long
Hoàng Đức Lương - Quan niệm thi học và thơ
Tượng đài người lính Điện Biên (qua bài thơ “Giá từng thước đất” của Chính Hữu)
Lần theo mối tình Chí Phèo - Thị Nở
Nhà thơ Việt Phương: “Nhân chi sơ, tính…phức tạp”
CHÂU HỒNG THUỶ: Nếu tôi là Puskin
Trí khôn nhà văn ở đâu?
Một người Việt làm thơ bằng tiếng Nga
Phê bình văn học - Trường hợp Trương Tửu
Lưu Quang Vũ và một quãng đời, một quãng thơ thường bị bỏ quên
 
 
 
Thư viện hình