Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ ba,
30.05.2023 14:39 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Năm 2023
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 31        
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 2
Số truy cập: 1694291
Tin tức > Nghiên cứu-Phê bình-Chân dung > Xem nội dung bản tin
Một người Việt làm thơ bằng tiếng Nga
[14.09.2007 02:56]
Theo sắc lệnh của Tổng thống Nga V. Putin, năm 2007 được công bố là Năm tiếng Nga.

Năm nay, nhiều hoạt động phổ biến tiếng Nga sẽ được tiến hành tại nhiều nơi trên thế giới. Khởi đầu sự kiện này là cuộc triển lãm ngôn ngữ quốc tế “Expolang” tại Pari.

Hiện nay, tiếng Nga là ngôn ngữ mẹ đẻ của 288 triệu người, một nửa số này đang sinh sống ngoài phạm vi nước Nga. Ngoài ra còn có hàng triệu người nước ngoài nghiên cứu ngôn ngữ này.

Ở Việt Nam cũng có nhiều người nghiên cứu tiếng Nga. Đối với một số người trong đó, tiếng Nga đã trở thành ngôn ngữ mẹ đẻ thứ hai. Tiến sĩ Lê Văn Nhân chẳng hạn.

Lê Văn Nhân sinh năm 1952 tại Nghệ An. Năm 1969 ông được cử đi học ở Liên Xô, tại thành phố Voronezh, nằm ở phần châu Âu của nước Nga. Năm 1975 Lê Văn Nhân tốt nghiệp khoa ngôn ngữ và về nước dạy học tại trường đại học sư phạm ngoại ngữ. Năm 1985 ông quay lại Voronezh để học nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài ngôn ngữ Nga.

Trong thời gian 19 năm gần đây Lê Văn Nhân sống và làm việc tại Hà Nội. Hiện nay ông là chủ nhiệm khoa tiếng Nga trường tổng hợp Hà Nội, tổng thư kí Ban Chấp hành trung ương Hội hữu nghị Việt Nga, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà khoa học làm thơ Việt Nam.

Lê Văn Nhân bắt đầu làm thơ khi ông còn là sinh viên tại Voronezh. Cho đến nay ông đã xuất bản 6 tập thơ.

Sáu tập thơ trong vòng một phần ba thế kỉ không phải là điều gì đáng ngạc nhiên ở Việt Nam. Nhưng sự nghiẹp sáng tác của Lê Văn Nhân có một nét độc đáo, không chỉ riêng đối với Việt Nam, mà cả trên toàn thế giới. Lê Văn Nhân là nhà thơ duy nhất ở nước ngoài xa Nga, tức là trừ những nước trong thành phần Liên Xô cũ, không chỉ viết bằng tiếng mẹ đẻ mà sáng tác thơ bằng tiếng Nga.

Tôi muốn nhắc lại rằng ở đây đang nói về chuyện không phải Lê Văn Nhân dịch thơ tiếng Việt của mình sang tiếng Nga. Ông đã thực sự sáng tác bằng tiếng Nga. Ba trong số sáu tập thơ của ông gồm những bài thơ như vậy. Tập thơ mới nhất đã được xuất bản vào tháng 10 năm 2006, với sự hỗ trợ của Trung tâm văn hóa và khoa học Nga tại Hà Nội, như là tấm lòng biết ơn đối với những người đang giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nga ở Việt Nam.

Nhân vật trữ tình trong tập thơ tiếng Nga thứ ba của Lê Văn Nhân chính là …ngôn ngữ Nga. Trong những bài thơ của mình, tác gỉa viết về những khó khăn gian khổ để thấu hiểu tiếng Nga và đồng thời nêu lên những niềm vui khi vượt qua được barie ngôn ngữ để đến với nền văn hóa của một dân tộc khác.

Nhân vật của những bài thơ của Lê Văn Nhân trong tập thơ tiếng Nga thứ ba của ông là các dấu chấm câu, là ngữ điệu, nghi thức lời nói, là những chữ cái, trọng âm, các cách tiếng Nga, thậm chí cả những khái niệm không hề có trong tiếng Việt.

Tuy nhiên, nếu nói rằng Lê Văn Nhân chỉ viết về tiếng Nga là vô hình trung làm nghèo đi ý nghĩa của thơ ông. Trong những bài thơ đề tặng tiếng Nga của ông, người ta thấy hiện lên hình tượng của chính đất nước Nga, đặc biệt là hình ảnh một miền Trung Nga, nơi có tỉnh Voronezh. Và cũng hiện lên qua những dòng thơ đó hình ảnh của chính tác giả, một con người vui tính, lạc quan, thắm thiết yêu mến những người dân Nga, những phong tục tập quán của họ. Đồng thời, tình yêu mến đó không ngăn cản Lê Văn Nhân tỏ ra nghiêm khắc và khó tính, khi ông đối diện với những mặt trái của cuộc sống.

Trong lời nói đầu giới thiệu tập thơ, giáo sư tiến sĩ ngôn ngữ học Kovalenko từ Moskva viết: “Trong thơ của Lê Văn Nhân, bên cạnh các khái niệm ngôn ngữ học là những triết lý nhân văn như hi vọng, niềm vui, cái đẹp, lòng tin và điều thiện. Về ý nghĩa triết học, thơ của Lê Văn Nhân chính là thơ về tình yêu – tình yêu đối với ngôn ngữ, với thiên nhiên, tình yêu đối với con người và cuộc sống.

Tập thơ tiếng Nga thứ nhất của ông có nhan đề “Yêu nước Nga bằng trái tim vụng dại”, tập thứ hai là “Từ nhà trở về nhà”. Thậm chí qua những nhan đề ấy cũng có thể thấy tác giả là một người nồng nàn yêu mến nước Nga, coi đó là Tổ quốc thứ hai của mình. Nhà thơ đã dành tình yêu thắm thiết cho đất nước, con người và văn hóa Nga. Lê Văn Nhân có những dòng thơ chân thành về những người Nga thuộc đủ mọi nghề nghiệp khác nhau mà ông đã có dịp làm quen. Ông cũng có những vần thơ thiết tha về những người con của nước Nga thời quá khứ: Puskin, Lermôntov, Exenin, những nhà văn nhà thơ mà sự nghiệp sáng tác của họ cũng gần gũi với Lê Văn Nhân như thi hào Nguyễn Du của Việt Nam. Lê Văn Nhân cũng có những bài thơ thật cảm động về mùa đông Nga, về những cánh đồng mênh mông, về những cây bạch dương Nga, về những đường phố Moskva…

Lê Văn Nhân đã khá điêu luyện trong việc chiếm lĩnh các âm cách, vận luật, các thể loại thơ ca Nga. Trong tập thơ mới của ông có những bài đề tặng, thơ giáo huấn, thơ châm biếm, thơ đố và thơ vui…

Nhan đề tập thơ mới của Lê Văn Nhân là “Bằng tiếng Nga, tôi làm thơ, tôi cười và tôi khóc…”. Trong số thơ bằng tiếng Nga, tập thơ này chiếm một vị trí đặc biệt. Bởi vì, nhân vật trữ tình của nó là chính ngôn ngữ Nga, với tất cả sự phong phú và đa dạng của nó, với lịch sử nhiều thế kỉ và những đổi mới ngày hôm nay. Đó là ngôn ngữ mà Lê Văn Nhân đã đề cập đến trong thơ của mình:

На свете каждый язык чудесен
Но русский сразу в жизнь во?ел мою
Ему ли?ь луч?ие из луч?их песен
На зависть остальным речам пою

Tạm dịch ra tiếng Việt:

Thế gian này ngôn ngữ nào cũng đẹp
Nhưng tiếng Nga đã lập tức đến với đời tôi
Cho tiếng Nga, tôi dành những bài ca hay nhất
Kệ cho những ngôn ngữ khác tỵ hờn.

Trong một bài thơ khác, Lê Văn Nhân thú nhận:

Я счастлив – нынче для меня
С вьетнамским, стал родным и русский
?х на английский иль французский
Уж ни за что б не променял!

Tạm dịch ra tiếng Việt:

Giờ đây tôi xiết bao hạnh phúc
Cùng với tiếng Việt, tiếng Nga trở thành tiếng mẹ đẻ của tôi
Bằng bất kì giá nào
Tôi cũng không đổi chúng lấy tiếng Anh hoặc tiếng Pháp

Một trong các chương của tập thơ được tác giả đặt tên là “Đoản khúc ngôn ngữ học”. Nhân vật trong các bài thơ đó là các phạm trù ngôn ngữ của tiếng Nga, thậm chí có cả những phạm trù không hề có trong tiếng Việt. Với lòng tôn trọng sự phong phú của tiếng Nga, khi thì khôi hài tinh nghịch, khi thì đùa cợt nhẹ nhàng, Lê Văn Nhân đã viết những vần thơ không những có thể giúp cho người Việt Nam và người nước ngoài nói chung, mà cả học sinh Nga trong việc nghiên cứu tiếng Nga. Ví dụ, ông đã viết về cách chấm câu, về các từ tiếng Nga thay đổi như thế nào ở các cách, về việc nếu đổi trọng âm thì ý nghĩa từ sẽ khác đi như thế nào, dùng những từ nào khi giao tiếp với người lớn hoặc khi nói chuyện với thanh niên.

Lê Văn Nhân nói rằng tiếng Nga giúp ông đi sâu vào tâm hồn nước Nga, tâm hồn của những người dân Nga, hòa nhập với văn hóa, phong tục tập quán Nga. Đồng thời, ông cũng không để mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình:

Я остался вьетом желтокожим
Но с по-русски бьющимся в груди
Сердцем, что спокойным быть не может:
Вне?не я на русских непохожий,
Всё же русские пи?у стихи…

Tạm dịch nghĩa:

Tôi vẫn là người Việt da vàng
Nhưng có trái tim Nga không yên trong ngực
Bề ngoài tôi chẳng giống người Nga
Mặc dầu vậy thơ Nga tôi vẫn viết.

Với Lê Văn Nhân, tình yêu đối với tiếng Nga đã thành tình yêu đối với tất cả nước Nga, dẫn đến lời kêu gọi phát triển tiếp tục sự hiểu biết lẫn nhau và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nước chúng ta. Tấm gương của chính tác giả cho thấy rằng có thể đạt được biết bao điều tốt đẹp bằng con đường như vậy…

Aleksei Lenxov
Trưởng ban tiếng Việt
Đài Tiếng nói nước Nga

(Theo ruvru.ru)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Lặng lẽ Nguyễn Thành Long
Hoàng Đức Lương - Quan niệm thi học và thơ
Nguyễn Bảo Sinh-nhà thơ dân gian có chất “Bút Tre”
Tượng đài người lính Điện Biên (qua bài thơ “Giá từng thước đất” của Chính Hữu)
Lần theo mối tình Chí Phèo - Thị Nở
Nhà thơ Việt Phương: “Nhân chi sơ, tính…phức tạp”
CHÂU HỒNG THUỶ: Nếu tôi là Puskin
Trí khôn nhà văn ở đâu?
Phê bình văn học - Trường hợp Trương Tửu
Lưu Quang Vũ và một quãng đời, một quãng thơ thường bị bỏ quên
 
 
 
Thư viện hình