Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 14:24 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 3
Số truy cập: 1697222
Tin tức > Âm nhạc > Xem nội dung bản tin
Nhạc sĩ Huy Thục: Vẫn chưa trả hết nợ đời
[13.09.2007 23:12]
Nhạc sĩ Huy Thục
Nhạc sĩ Huy Thục
Một gia tài lớn với hàng chục ca khúc gắn liền với một giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc; hàng trăm tác phẩm khí nhạc, vũ kịch, tổ khúc... Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với vũ kịch Ngọn lửa Nghệ Tĩnh viết chung với nhạc sĩ Lương Ngọc Trác, Nguyễn Thành
5 tuổi, như con tằm nhả tơ, dòng máu người lính, nhạc sĩ Huy Thục vẫn khát khao sáng tác, khát khao nhả đến sợi tơ cuối cùng. Sáng tác đối với ông, là nhu cầu tự thân, là lẽ sống chứ cũng chẳng nhất thiết để công bố. “Mình vẫn trăn trở vẫn đau đáu vì chưa trả hết nợ cho cuộc đời” - nhạc sĩ Huy Thục tâm sự.

Vẫn đợi và nhớ

Đêm nay 9-9, VTV3 thực hiện Con đường âm nhạc với chủ đề “Đợi... Nhớ...” của nhạc sĩ Huy Thục. Những âm hưởng như có lửa, như có chất men say kích thích con người ta sẵn sàng quên đi bản thân lao lên phía trước như Xe thồ Điện Biên, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tiến lên chiến sĩ đồng bào, Bác đang cùng chúng cháu hành quân, Tiếng đàn Ta lư, Ơi con suối La La, Vì miền Nam... sẽ lại vang lên. “Đợi... Nhớ...” là chủ đề Huy Thục chủ động lựa chọn. Ông giải thích, “đợi” là sự chờ đợi, mong ước. “Nhớ” là không quên những gì đã qua. Đơn giản vậy thôi. Chính vì sự chờ đợi, mong ước ấy mà ông già 75 tuổi vẫn hân hoan sống, hân hoan sáng tác.

Từ một người lính, trở thành một nhạc sĩ. Tất cả những đề tài của Huy Thục, vì thế, luôn xoay quanh hình tượng người lính. Hôm nay cũng vậy. Đó là những người lính vẫn đang giữ những cao điểm, những đảo xa và cả những người “súng gươm rũ bỏ”, trút bộ quần áo lính trở thành những người lính - doanh nhân. Nhưng không vì sự gắn bó cả đời ấy mà Huy Thục chỉ “cày đi, bừa lại” những tác phẩm chiến tranh. Ngay trong đêm nay, con đường âm nhạc của Huy Thục sẽ còn có Cánh diều tôi, Xa biển..., những bài hát trẻ trung, thơ mộng được bắt nguồn từ những... đàn chim sắt của Vietnam Airlines, những con tàu khổng lồ của Tổng Công ty Vinashin một cách sinh động, không hề lên gân, khiên cưỡng.

Viết vì sự tự ái

Cho đến nay, trong thể loại nhạc không lời, Huy Thục vẫn tự hào chưa có ai vượt qua được Vì miền Nam của ông. Bản nhạc được ông viết năm 1962 và được thu thanh lần đầu năm 1968. Một bản nhạc có sức sống, sự cuốn hút mãnh liệt đã được cha đẻ của nó phôi thai từ một sự... tự ái nghề nghiệp, chính xác hơn là sự tự ái dân tộc. Khi đi tu nghiệp ở Nhạc viện Hàn lâm Liszt (Hungary), một số nhạc sĩ nước ngoài đã nhận xét với ông rằng “hình như người Việt không biết nghe nhạc không lời?”. Tự ái thật nhưng Huy Thục vẫn phải tự đặt câu hỏi “nhận xét ấy đúng hay do người viết chưa hay?”... Huy Thục đã viết Vì miền Nam trong cảm xúc như thế. Đến giờ, ông đã tìm được câu trả lời cho mình.

Bác Hồ đã nghe tiếng đàn ta lư như thế nào?

Tham gia Đội Xung kích của Tổng cục Chính trị trong chiến trường Quảng Trị ác liệt, được chứng kiến những người dân Vân kiều hào hứng tham gia chiến dịch, ông đã viết rồi dàn dựng cho quần chúng hát Tiếng đàn Ta lư ngay tại mặt trận. Từ bài hát này, người Vân Kiều đã coi Huy Thục là người dân tộc mình. Song để bài hát được khẳng định chính thức, Huy Thục cũng gặp không ít trắc trở trước khi kết thúc “có hậu”. Đến nay, còn lưu lại trong ký ức người nghe, Tiếng đàn Ta lư gắn liền với tiếng hát NSND Tường Vi song thực ra, người đã hát Tiếng đàn Ta lư đầu tiên, ngay trên mặt trận là nghệ sĩ Vân Anh.

Bài hát được gửi ra Bắc để duyệt, đưa vào chương trình văn nghệ đêm 31-12-1968, biểu diễn ngay trong Phủ Chủ tịch cho Bác Hồ và các vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị nghe. Tuy nhiên, khi duyệt, bài hát bị chê là giật gân quá. Huy Thục được yêu cầu phải sửa lại thì mới được biểu diễn cho Bác nghe. Song ông vẫn kiên quyết bảo vệ “đứa con tinh thần của mình” vì nó đã vượt qua được thử thách từ trong tuyến lửa.

Đêm 31-12-1968, khi tiếng hát Tường Vi vừa cất lên được khúc dạo đầu thì Bác đứng lên bảo “dừng lại”. Tất cả mọi người trong đoàn đều lo, Huy Thục còn lo hơn nữa bởi mình đã nhận được sự cảnh báo trước là bài hát quá “giật gân” mà. Bác Hồ quay sang nhạc sĩ Vũ Trọng Hối lúc đó đang là phụ trách Đoàn Tổng cục Chính trị: “Chú nhạc sĩ sáng tác bài hát này có mặt ở đây không?”. Nhạc sĩ Vũ Trọng Hối gọi Huy Thục đến gần cho Bác hỏi. Nhìn Huy Thục, Bác hỏi tiếp: “Sáng tác bài này, chú có hiểu gì về người dân tộc Vân Kiều không?”. Huy Thục bình tĩnh đáp: “Thưa Bác, người Vân Kiều không có họ. Họ ơn Đảng, ơn cách mạng nên lấy họ Hồ làm họ của mình. Ví dụ Hồ Kơ Pa, Hồ Thị Hồng, Hồ Thị Kim Cúc... Người Vân Kiều họ gùi gạo, gùi đạn trên vai họ, cháu để ý thấy khi đói thì họ uống nước suối, ăn rau rừng, cháu thấy họ không lấy gạo trên vai...”. Nghe Huy Thục nói đến đây, Bác Hồ quay sang nói với các đồng chí trong Bộ Chính trị, gồm Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng...: “Chúng ta phải học người Vân Kiều. Họ dù phải ăn rau rừng, uống nước suối nhưng họ không tơ hào một hạt gạo của cách mạng”.

Bác vừa nói dứt lời, cả hội trường vỗ tay rào rào. Sau đêm biểu diễn đó, Huy Thục hành quân gấp về Hải Phòng để biểu diễn ngay trong sáng 1-1-1969 vì Mỹ đã tạm ngừng ném bom miền Bắc. Cùng sáng đó, bài hát Tiến lên chiến sĩ đồng bào phổ thơ Chúc Tết của Bác cũng đồng thời được phát trên sóng Đài Tiếng nói VN, in trên Báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân. Niềm tự hào lớn còn đến với Huy Thục ít tháng sau đó, tháng 6-1969, dù lúc đó đã rất yếu nhưng tự tay Bác Hồ đã ký tặng Huân chương Chiến công cho tác giả bài hát Tiếng đàn Ta lư và ca sĩ biểu diễn thành công là Tường Vi.

Thái An


Theo nld.com
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
KHÁT VỌNG MÙA XUÂN sống mãi cùng thời gian
Âm Nhạc Thời Phục Hưng
Trường Phái Âm Nhạc Cổ Điển Vienna
Hương Giang - gương mặt nghệ sĩ trẻ
Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích: Kỷ lục gia giải thưởng âm nhạc thiếu nhi
Ca sỹ Ái Vân: ?20 năm da diết với quê nhà’
Âm vang những giai điệu Nga
Nửa thế kỷ "Tình ca Tây Bắc"
Ca sĩ Chế Linh sẽ hát "Chào xuân 2008’ ở quê nhà
Đi tìm bài hát Nga Xôviết
 
 
 
Thư viện hình