Tin tức  |  Diễn đàn  |  Thư viện hình  |  Liên hệ
Thứ bảy,
03.06.2023 13:34 GMT+7
 
 
Kho bài viết
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
 <  > 
Nhận thư điện tử
Email của bạn

Định dạng

Thành viên online
Thành viên: 0
Khách: 3
Số truy cập: 1697201
Tin tức > Văn hóa - Phong tục > Xem nội dung bản tin
Lần theo Hương rừng Cà Mau - Kỳ 4: Nhứt phá sơn lâm
[08.12.2008 03:20]
Xem hình
Xe rẽ vào một con đường nhỏ, ban đầu cũng thấy quán xá, rồi nhà cửa thưa thớt, cánh đồng trống trải hiện ra, nước xăm xắp, ba phía chân trời viền một màu xanh sậm, con đường nhỏ mất hút về đâu không biết. Mặt trời đã xế, bên đường bông sậy liêu xiêu, xa xa một cái có vẻ là nhà, bèn chạy gấp tới hỏi thăm đường.






Dừng trước cửa mới thấy giữa nhà một xác người được trùm kín dưới cái mền cũ. Một luồng gió lẻn qua kính cửa xe hạ xuống nửa chừng lùa thốc vào khiến ai nấy rùng mình ớn lạnh.



“Hồn ơi! hồn hỡi!
Xa cội xa nhành
Ðầu bãi cuối gành
Hùm tha, sấu bắt
Bởi vì thắt ngặt
Manh áo chén cơm”


Lởn vởn lời ca ảo não, rùng rợn trong truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ của nhà văn Sơn Nam. Ðó là lời của ông già bắt sấu ở ngọn rạch Cái Tàu, thời người Việt Nam mới đổ tràn xuống U Minh Hạ lập nghiệp. Lúc đó cuộc tranh giành môi trường sống giữa con người và thú vật rất ác liệt: sấu bắt người ăn thịt, người bắt sấu để được yên thân kiếm sống. Cuộc chiến tuy nghiêng thắng lợi về người nhưng cũng trải qua nhiều trận bi thương, bên nào cũng có anh hùng: bên người có ông Tư Ðức, ông Năm Hên, bên sấu có con sấu chúa “có đốm đỏ ngay giữa tam tinh”, hay con sấu lửa “tu luyện hàng trăm năm”.









Nhà dọc theo bờ kênh Thứ Sáu - quê hương nhà văn Sơn Nam - Ảnh: Nguyễn Trọng Tín


Xác người chúng tôi vừa thấy chắc không phải chết vì “hùm tha, sấu bắt”, nhưng cảnh nhà xơ xác giữa đồng không mông quạnh này hẳn cũng vì “thắt ngặt - manh áo chén cơm”. Xe chạy tiếp, bỗng nhiên ai cũng buồn buồn.


Diệt nhau để sinh tồn là chuyện “cực lòng”. Phần lớn truyện ngắn Sơn Nam đều mang tư tưởng chẳng đặng đừng ấy trong cuộc chinh phục thiên nhiên mở cõi về phương nam. Cuộc đấu tranh giữa con người và con thú kết thúc bằng vinh quang của con người thắng con thú, kiểu tượng trưng thiện ác, văn minh và hoang dã, không phải là chủ đề, cũng không là ngụ ý của tác giả. Chuyện về cọp trong Hết thời oanh liệt chẳng hạn, “...đánh cọp không xong, dân xóm này mới bày đặt cất miễu thờ cọp.
 
Ðó là ngụ ý: chúng tôi là người làm ăn, không dám đá động tới ông, xin ông cứ ở trong rừng để chúng tôi được yên ổn”. Ðến khi cọp đẻ ra bốn con, nghĩ sau này bầy cọp đông đúc nguy hiểm cho người, dân xóm bèn “thừa lúc ông đi vắng có tới xin bớt ba con, chừa lại cho ông một con. Như vậy không mích lòng ông mà cũng không hẹp bụng chúng tôi”.


Tương tự, ông Tư Ðức giết một con trong cặp sấu lửa rồi thì tha cho con còn lại để nó... đi tu. Tư tưởng chia sẻ môi trường sống, nếu có thể được, giữa các giống, loài trong tự nhiên là tư tưởng “cấp tiến” trong thế giới hiện nay, đặc biệt đối với những người bảo vệ môi trường và theo quan điểm phê bình văn học sinh thái. Nhưng từ hơn nửa thế kỷ trước, nhà văn Sơn Nam đã chan hòa tư tưởng ấy trong các tác phẩm của ông, từ tấm lòng nhân hậu và triết lý Phật giáo dân gian hóa của dân khẩn hoang miền Nam, một cách tự nhiên, như đã thấu đạt lẽ đất trời. 


Chuyện đáng tiếc là cuộc cạnh tranh sống trong thiên nhiên và giữa con người đã giẫm vào những sai lầm đi tới bi kịch. Khi lần theo Hương rừng Cà Mau về U Minh, tôi không có ý định tìm cọp, sấu, rắn... biết là chúng đã bị tuyệt diệt rồi. Khi đứng bên bờ kênh Thứ Sáu giữa đám đế sậy cao ngút, tôi hồi hộp la lớn nỗi lo âu (hoặc hi vọng) “Sợ rắn cắn quá”, thì anh đưa đò bật cười: “Có con nào là bị bắt nhậu hết rồi!”. Tôi đã hi vọng (hoặc lo âu) rừng U Minh đã nhường chỗ cho đồng ruộng và vườn tược tươi tốt, làng xóm sau trăm năm khẩn hoang đã thuần nếp, phú thịnh. Nhưng rừng tôi gặp nham nhở không ra rừng, làng xóm thì lưa thưa những mái nhà xộc xệch, sơ sài giữa đất cằn, nửa hoang hóa.


Người em họ của nhà văn Sơn Nam còn sống nơi Miệt Thứ đó có nét gì khiến tôi nhớ tới ông Tư và con chim Già Sói trong truyện Tháng chạp chim về. Thời trẻ ông Tư là một trong những người “bạn giết”, kẻ được mướn để giết chim rừng lấy lông. Âu cũng là vì “thắt ngặt - miếng cơm manh áo”. Lòng tham của con người đã hủy diệt bầy chim, lớp chết lớp bỏ đi. Chỉ mỗi con chim Già Sói tết nào cũng quay về cố hương. “Nó nhìn ông Tư, râu tóc bạc phếu. Ông Tư nhìn nó. Có lẽ ông nghĩ đến phận mình mà nảy sinh ra bao mối cảm hoài. (...) Giữa ông và con chim nọ không còn oán thù”.


Nếu thực tế được như kết thúc của Tháng chạp chim về thì kể như cuộc đời cũng có hậu. Nhưng chính nhà văn Sơn Nam đã nhìn thấy một hậu họa buồn khó tránh khỏi cho quê xứ ông, mà ông đã mượn lời nhân vật trong truyện Nhứt phá sơn lâm phát ra lời cảnh báo: “Duy có hai nghề phá sơn lâm, đâm hà bá là dễ làm ăn. Nhưng lưới trời lồng lộng không ai chạy khỏi: phá rừng, chài cá khiến con người phải nghèo mạt...”.


Bông sậy phất phơ bên bờ kênh, chiều xuống ui ui, bóng nắng tắt rồi trong đáy nước âm u. Chiếc xuồng chèo tay đưa chúng tôi đi tiếp. Thoảng đâu đó phía trước, hương tràm...



Ghi chép của LÝ LAN


Đón đọc Kỳ cui:  Đc li Tình nghĩa giáo khoa thư



 

Tin liên quan:
Lần theo Hương rừng Cà Mau (Kỳ cuối) : Đọc lại Tình nghĩa giáo khoa thư (14.12.2008 19:34)
Lần theo Hương rừng Cà Mau (Kỳ 3): Theo cô Út về rừng (25.11.2008 03:29)
Nhân 100 ngày mất của nhà văn Sơn Nam: Ông già Nam bộ đã có nơi về không lạnh lẽo (24.11.2008 21:59)
Lần theo Hương rừng Cà Mau - Kỳ 2: Đi tìm chiếc ghe ngo (05.11.2008 00:28)
Lần theo Hương rừng Cà Mau - Kỳ 1: Trở lại U Minh (26.10.2008 02:40)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:
Sách cũ - CAO HUY THUẦN (07.08.2012 17:46)



Lên đầu trang
Các bản tin mới đăng
Nguyễn Trọng Oánh - Hồi ký của Nguyên Ngọc
Chùm thơ Lê Tuyết Lan (Tiền Giang)
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Thị Liên Tâm
TỪ BIỂN LÊN RỪNG - Bút ký của Ngô Xuân Huệ
Chùm thơ xuân của Trần Ngọc Ánh
Chùm thơ Đặng Hữu Trung
Thơ Dương Thuấn - song ngữ Tày Việt - P 3
Tập thơ "Tình ca Thiếu Khanh" - Phần 2
THƠ DƯƠNG THUẤN - (song ngữ Tày - Việt) P 2
Tập thơ “Tình ca Thiếu Khanh” - Phần 1
Tin cùng chủ đề
Đan Mạch: Người Việt ở xứ sở của Nàng Tiên Cá
Người đàn ông Bodi sẽ uống sữa tươi, máu bò và không quan hệ tình dục trong suốt 6 tháng.
Cựu hoa khôi Sài Gòn Đặng Tuyết Mai: Lá rụng về cội...
Nguyễn Khôi: Cỗ thịt Chuột ở làng Đình Bảng
Cô gái Việt có mái tóc dài nhất ở CH Séc
Người Việt - phẩm chất và thói hư tật xấu: Một cuốn sách hấp dẫn
Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh
Về Hố Cao nghe hát then
Cầu Long Biên có đáng để bảo tồn?
Matxcơva - Thành phố của những điều vĩ đại
 
 
 
Thư viện hình